cropped-intoWild-life-2-1.jpg
do-cao

Say Độ Cao Ở 8.000m: Ngưỡng Cửa Tử Thần

Đại Hưng

Đại Hưng

"Life is either a daring adventure or nothing"

Ở những nơi có độ cao như Everest, lượng oxy không đủ để duy trì sự sống của con người. Cùng intoWild tìm hiểu xem cơ thể ta phản ứng như thế nào khi bước vào độ cao trên 8.000m?

Trung Á hay còn được mệnh danh là “vùng đất tử thần” sở hữu 14 đỉnh núi có độ cao trên 8.000m so với mực nước biển. Ở những độ cao này, lượng oxy không đủ để duy trì sự sống của con người trong một thời gian dài. Ngoài ra, việc tiếp xúc trực tiếp với bức xạ tia cực tím mạnh, thời tiết khắc nghiệt và nhiệt độ ở mức đóng băng ,… sẽ gây ra những nguy hiểm đe dọa đến tính mạng của những ai đang thám hiểm trên độ cao này. 

Mặc dù rất khó đưa ra số liệu thống kê chính thức, nhưng nhiều trường hợp bị thương trong các chuyến thám hiểm leo núi cao là do tác động trực tiếp hoặc gián tiếp của “ngưỡng chết” lên cơ thể con người.

do-cao

Cơ Thể Ta Phản Ứng Như Thế Nào Khi Đạt Đến Độ Cao Trên 8.000 mét?

Con người đã trải qua quá trình tiến hóa để sống và sinh hoạt ở mực nước biển có nồng độ Oxy trong khí quyển là khoảng 21%. Điều này có nghĩa là Hemoglobin – phân tử Protein trong các tế bào hồng cầu mang Oxy từ phổi đến các mô của cơ thể trở nên bão hòa đối với một người khỏe mạnh. 

Như bạn đã biết, áp suất khí quyển sẽ giảm mỗi khi tăng độ cao, dẫn đến lượng Oxy trong không khí cũng thấp hơn. Một khi mức Oxy trong không khí quá thấp, Hemoglobin không còn bị bão hòa và không đủ Oxy để vận chuyển khắp cơ thể. Độ bão hòa Oxy của Hemoglobin bắt đầu giảm nhanh chóng ở độ cao trên 2.100 mét; Trong khi đó ở 3.700 mét, lượng Oxy trong không khí đã ít hơn 40%. 

Kết quả là nhịp thở của người leo núi tăng lên khi ở độ cao lớn – ngay cả khi cơ thể đang nghỉ ngơi – để hít vào lượng Oxy cần thiết. Khi lượng Oxy trong máu giảm, tim đập nhanh hơn để vận chuyển các tế bào hồng cầu đi khắp cơ thể và chính vì thế nhịp tim sẽ tăng vọt, làm tăng nguy cơ đau tim. Không chỉ có vậy, các chức năng không thiết yếu của cơ thể bị ức chế, hiệu quả tiêu hóa thức ăn giảm xuống đáng kể, việc hít thở trở nên sâu và chậm để bù đắp lượng Oxy thiếu hụt.

do-cao

Ảnh Hưởng Nghiêm Trọng Đến Phổi Và Não

Thông thường, con người cần vài ngày hoặc vài tuần để cơ thể thích nghi với sự thay đổi về độ cao. Đó là lý do vì sao hầu hết các cuộc thám hiểm ở độ cao trên 7.000 mét thường kéo dài khoảng hai tháng. Tuy nhiên, nếu bạn không có thời gian thích nghi hợp lý có thể dẫn đến hội chứng say độ cao, nguy hiểm hơn là chứng phù phổi độ cao (HAPE) hoặc phù não độ cao (HACE).

Hội chứng HAPE được gây ra khi chất lỏng bắt đầu xâm nhập vào phổi và được biểu hiện bằng các triệu chứng phổ biến bao gồm mệt mỏi, khó thở, đặc biệt là khi đang nằm xuống và ho ra chất lỏng màu trắng, có nước.

Tương tự như vậy, HACE tác động đến não. Nếu lượng oxy lưu thông đến não không đủ trong một thời gian dài, dịch tích tụ xung quanh tổ chức não, gây gia tăng áp lực nội sọ dẫn đến buồn nôn và khiến bạn khó suy nghĩ và lập luận rõ ràng. 

Những Nguy Hiểm Tiềm Ẩn

Càng lên cao, người leo núi sẽ phải đối mặt với tác hại của mức độ bức xạ, tia cực tím vô cùng lớn gây hại cho thị lực. Và nhiệt độ ở những độ cao này cũng nằm dưới ngưỡng –18ºC làm tăng nguy cơ tê cóng tay, chân.

do-cao

Hãy cùng xê dịch:

Tầm Quan Trọng Của Việc Thích Nghi Độ Cao

Trên thực tế, cơ thể con người sẽ không bao giờ thích nghi với bất kỳ độ cao nào trên 6.000 mét, đó là lý do tại sao thời gian rất quan trọng đối với các cuộc thám hiểm ở độ cao hơn 8.000 mét. Bạn cần phải dành nhiều ngày hoặc nhiều tuần ở từng mức độ cao khác nhau, cho phép cơ thể sản xuất nhiều tế bào hồng cầu hơn để vận chuyển Oxy và tạo ra nhiều Enzym hơn để giải phóng Oxy từ Hemoglobin đến các mô khác trong cơ thể.

Cách Để Cơ Thể Làm Quen Với Độ Cao Lớn

Cách tốt nhất để thích nghi là tăng độ cao đều đặn đến 3.000 mét và dành vài ngày ở độ cao này để bắt đầu quá trình. Từ mốc 3.000 mét, bạn nên đi lên chậm rãi, ổn định và cung cấp đủ nước cho cơ thể. Khi đã lên cao, bạn không leo quá 500 mét và ngủ ở mức thấp hơn. (xem thêm cách phòng ngừa chứng say độ cao

do-cao

Nhiều người leo núi khao khát đến được những đỉnh núi cao nhất thế giới, đón nhận những thử thách khó hơn để có cơ hội thưởng ngoạn quang cảnh dọc đường đi. Tuy nhiên, việc trekking đến vùng tử địa sẽ có rất nhiều rủi ro cố hữu. Vì vậy, trước khi đặt chỗ cho chuyến thám hiểm tiếp theo của bạn, hãy hiểu rõ những rủi ro mà bạn có thể gặp phải và lên kế hoạch tập luyện phù hợp. 

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

caving-cho-nguoi-moi

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel