cropped-intoWild-life-2-1.jpg
ky-nang-camping

4 Kỹ Năng Cắm Trại Tưởng Không Cần Nhưng Cần Không Tưởng

Đại Hưng

Đại Hưng

"Life is either a daring adventure or nothing"

Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.

Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm, sống và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Những hành trình khám phá như vậy, thường không chỉ chuẩn bị đầy đủ các dụng cụ cần thiết cho buổi camp tốt đẹp, hay vạch nên một kế hoạch đường đi kết hợp những trải nghiệm thật chill mà còn cần bạn chú trọng và trang bị thêm những kỹ năng cắm trại cơ bản. Đó thường là kỹ năng đun sôi nước, giữ lều khô, dùng và sạc điện thoại hợp lý, bảo quản thức ăn đồ uống khi đi trại. Nghe thì đơn giản nhưng chúng sẽ góp phần khá lớn vào sức khỏe, an toàn cho bạn trong suốt kỳ camping. Bên cạnh đó, việc nắm bắt và chuẩn bị trước cũng giúp bạn an tâm và tự do trải nghiệm hơn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.

ky-nang-camping

CÁCH ĐUN NƯỚC SÔI KHI ĐI CẮM TRẠI

Nước sạch rất quan trọng, thậm chí còn hơn cả thức ăn. Khi đi trại, nước sạch không chỉ dùng để bổ sung cho cơ thể mà còn được đun sôi trong chế biến đồ ăn, tiêu diệt các vi sinh vật gây bệnh (nếu bạn dùng nước sông, suối trong rừng), đảm bảo an toàn cho sức khỏe của bạn trong suốt hành trình. Có khá nhiều cách đun sôi nước nhưng nếu bạn đã quen thuộc với bếp điện, ấm siêu tốc thì hãy tham khảo vài cách đun nước sôi rất hữu ích khi hạ trại ở những nơi vắng vẻ nhé.

  • Tận dụng lửa trại để bạn đun sôi nước nhanh chóng bằng cách dựng giá ba chân để treo ấm đun ở trên.
  • Dùng bếp ga/ bếp ga tích hợp hoặc bếp cồn để đun sôi nước nhanh chóng mà nhỏ gọn, dễ mang đi và an toàn trong sử dụng. Sẽ tùy vào bạn muốn dùng nhiên liệu thân thiện môi trường hay không.

Dùng pin và một mảnh giấy bạc gói kẹo cao su cũng sẽ giúp bạn tạo ra lửa trong hoàn cảnh không có đủ các thiết bị tạo lửa, không bật quẹt, diêm…

CÁCH GIỮ LỀU LUÔN KHÔ KHI GẶP TRỜI MƯA

Đi cắm trại vào những ngày đẹp trời thì còn gì bằng. Nhưng những cơn mưa rào bất chợt hay bạn đi trại theo cảm hứng và chỉ muốn đắm mình vào thiên nhiên, mà chưa vội tính toán kỹ thời tiết… Vậy hãy chuẩn bị kiến thức về kinh nghiệm đi cắm trại khi trời mưa để sẵn sàng ứng phó nhé.

Tìm vị trí để cắm lều:

  • Tránh đặt lều ở khu vực sườn dốc, hay mặt đất nơi có độ mềm cao hoặc ở vùng trũng. Hãy xem xét độ dốc, các góc, những chỗ lồi lõm, các khu vực đất mềm. Tìm chỗ cao nhất để cắm trại của mình.
  • Thận trọng khi lựa chọn vị trí đặt lều vì một khu đất khô, bằng phẳng cũng có thể trở thành một vũng nước khi mưa xuống. Tránh xa những chỗ có dấu hiệu đã từng có lũ lụt (đất xói lở, đổ nát, những khu vực được rào chắn lại kỹ càng). Nước có thể chảy về những vùng này và làm ngập lụt chỉ trong phút chốc khi bão về. Nếu trời mưa, bạn không được cắm trại gần sông, suối.
  • Đừng đào hào thoát nước xung quanh lều trừ khi bạn gặp rắc rối nghiêm trọng với việc thoát nước. Trái ngược với suy nghĩ của người đi dã ngoại, hào không giúp ích cho những chiếc lều có sàn hiện nay. Nhưng nếu buộc phải đào hào để thoát nước, hãy đảm bảo bạn sẽ cố hết sức để lấp đầy hết những con hào đã đào trước khi rời đi.
ky-nang-camping

Sử dụng tấm bạt to

Bạn nên chuẩn bị thêm một tấm bạt to vừa để trải ra làm chỗ ngồi và chỗ ăn uống vừa có thể phủ bạt lên trên lều hoặc đóng cọc vào 04 góc và dựng thành 01 lán nhỏ bao phủ trên lều của bạn, như thế bạn vừa không lo ướt lều, lại có khoảng không gian xung quanh lều để đốt lửa sưởi ấm và nấu ăn.

Mang theo nhiều túi ziplock/ túi nhựa

  • Mang theo một vài túi nhựa size to để bọc ba lô của bạn và để giữ cho đống củi khô không bị ướt (nếu cần dùng đến).
  • Đặt các vật dụng cá nhân như máy ảnh, giấy tờ quan trọng, tiền… vào các túi ziplock để bảo quản chúng khỏi ẩm ướt.
  • Quần áo khô cũng nên được phân chia và bỏ vào các ziplock để đảm bảo dù ngoài trời có mưa thì bạn vẫn đủ đồ ấm bên trong lều.
  • Túi nhựa còn có thể chứa rác, đồ ăn thừa để mang về sau hành trình, tránh để rác thải ở lại nơi cắm trại.

 

Sử dụng quần áo nhẹ và mau khô

  • Các loại quần áo outdoor sẽ giúp bạn hoạt động dễ dàng hơn và chúng cũng nhanh khô. Nếu chẳng may bạn bị ngấm nước thì cũng sẽ nhanh hong khô chúng.
  • Tránh dùng các chất liệu như bông cotton vì chúng giữ nước lâu và cũng không đảm bảo tính chất cách điện.

Hãy cùng xê dịch:

CÁCH SẠC ĐIỆN THOẠI TRONG KỲ CẮM TRẠI CÓ THỂ BẠN CHƯA BIẾT

Đi camping đồng nghĩa với việc tận hưởng không gian thiên nhiên, quây quần cùng “đồng đi” và cũng hạn chế tiếp xúc với sự tiện nghi, đủ đầy khi ở thành phố. Lúc này, bạn thật sự cần đến kỹ năng sử dụng điện thoại hợp lý để tiết kiệm pin. Bên cạnh đó, vài bí kíp sạc điện thoại trong lúc cắm trại cũng sẽ giúp bạn khỏi sự hoang mang, lo lắng khi nguồn pin ngày đang cạn kiệt nhé.

  • Bật chế độ máy bay: nếu bạn đang trong kỳ nghỉ và không muốn kết nối với ai lúc đang camping, bạn có thể chuyển sang chế độ máy bay để tiết kiệm pin.
  • Giảm ánh sáng của màn hình cũng hỗ trợ bạn bớt tiêu tốn pin hơn.
  •  Tắt điện thoại vào ban đêm khi đi ngủ.
  • Giữ điện thoại tránh các vật gây nhiệt cao như bếp đun, lửa trại và ánh nắng mặt trời chiếu trực tiếp.

Và một khi điện thoại rơi vào tình trạng sắp cạn pin, hãy nhanh chóng sử dụng các cách sạc sau:

  • Quen thuộc, đơn giản và được ưa chuộng là cách sạc bằng pin dự phòng.
  • Nếu bạn tham gia vào những hoạt động như leo núi hay cắm trại trong rừng, những nơi có ánh nắng mặt trời, bạn có thể dùng tấm pin mặt trời di động để sạc điện thoại. Để nạp đầy pin cho điện thoại, bạn phải đặt ba tấm pin ở chỗ có nhiều ánh nắng mặt trời trong vòng vài giờ.
  • Nếu bạn có sử dụng ô tô ở nơi cắm trại, hãy tận dụng chạy động cơ trong thời gian ngắn để nạp pin điện thoại. Và lưu ý thời gian vừa đủ, không được quá lâu sẽ gây chết pin.
  • Ngoài ra, bạn cũng có thể “sạc ké” điện thoại bằng đèn và loa phát nhạc (nếu có cổng USB) nữa nhé.

Tải Hướng Dẫn

Miễn phí tải về và bỏ túi các hướng dẫn cắm trại, chọn ngay địa điểm yêu thích cho hành trình cuối tuần này mọi người nhé!

CÁCH BẢO QUẢN THỰC PHẨM KHI ĐI CẮM TRẠI

Việc trữ thức ăn và nước uống khi đi cắm trại luôn là điều vô cùng quan trọng. Nó vừa giúp những buổi dã ngoại trở nên hào hứng hơn, mà còn đảm bảo sức khỏe cho những người tham gia. Tuy nhiên, bảo quản thực phẩm trong những chuyến đi xa không phải là điều dễ dàng. Những kỹ năng dưới đây sẽ giúp bạn giữ nguồn thực phẩm luôn tươi mới và an toàn tuyệt đối.

Chọn thùng bảo quản thực phẩm thật chất lượng

Khi nhắc đến các thể loại thùng chứa thực phẩm, nhiều người đã chọn thùng xốp. Những chiếc thùng xốp đúng là một quyết định không hề tồi ngược lại còn khá phổ biến nhưng nó chỉ hợp lý khi bạn đi trong phạm vi gần và ngắn ngày. Thùng xốp chỉ có thể bảo quản thực phẩm trong 12 tiếng thôi.

Nếu bạn đi dài ngày và xa hơn, thùng đá hay thùng cách nhiệt sẽ thích hợp hơn. Chúng thường được tráng lớp cách nhiệt ở bên trong. Nhờ vậy, thực phẩm sẽ không chịu tác động quá nhiều từ môi trường bên ngoài. Thùng cũng có thiết kế và dung tích lớn, thêm tay cầm nên tiện lợi khi mang vác.

Tách các thùng bảo quản theo phân loại:

Bạn nên chia thịt/ rau củ/ đồ uống ra làm các thùng khác nhau. Theo thói quen, chúng ta thường xuyên mở thùng lạnh lấy nước uống với tần suất nhiều hơn, nên khi tách chúng ra, thực phẩm tươi sống sẽ an toàn và ít được đụng đến, việc bảo quản cũng nhờ đó mà lâu hơn.

ky-nang-camping

Xử lý thực phẩm trước khi bỏ vào thùng

Với các loại thịt: 

  • Nên rửa sạch và để cho ráo nước trước khi cho vào túi zip sạch, khô. Sau khi bạn lấy thịt sống ra ở nơi cắm trại, hãy đặt những miếng thịt vào dụng cụ nấu ăn của mình và lập tức rửa tay với xà phòng cũng như nước nóng (nếu có thể) trước khi chạm vào bất kỳ thứ gì khác.
  • Với thịt tươi, hãy bọc thịt trong 2 lớp túi, sau đó bỏ vào tủ lạnh để đông đá chúng lại. Như vậy, nước thịt không rò rỉ sang các thức ăn khác. Để bất kỳ thứ gì bạn sẽ ăn sau ngày đầu tiên vào ngăn đá từ nhà trước khi đi cắm trại.
  • Đặt thực phẩm bạn sẽ ăn trước ở trên đầu, và đặt thịt sống đông lạnh ở dưới cùng, nơi thùng đá lạnh nhất. Còn những phần thịt sẽ dùng trước nên được phân nhỏ để không phải rã đông quá nhiều thịt cùng một lúc.
  • Bạn có thể ướp thịt và sơ chế trước. Cách bảo quản thực phẩm này không những giúp thịt giữ được độ ngon mà còn tiết kiệm kha khá thời gian chế biến.

Với các loại rau củ và trái cây tươi: 

  • Rau củ và trái cây rất dễ bị dập úng trong quá trình di chuyển đường dài. Vì vậy, hãy nhặt rau kỹ càng trước khi mang đi, bỏ hết những phần hỏng, héo úa.
  • Không nên rửa bất kỳ loại rau nào khác trước khi bỏ vào túi zip (trừ rau xà lách).
  • Hãy chọn túi zip thay cho túi nilon bình thường. Vì túi zip dày hơn, kín khí, gọn gàng hơn khi sắp xếp vào thùng đá.
  • Để rau củ ở một khu vực riêng, tránh bị những thực phẩm cứng đè lên.

Với các loại đồ uống: 

  • Bạn nên làm lạnh hoặc làm đông các loại đồ uống trước khi trữ vào thùng đá. Việc này sẽ giúp thùng đá giữ lạnh lâu hơn là dùng những viên đá tan nhanh.

Cách giữ thùng đá lạnh lâu hơn:

  • Làm lạnh thùng đá với đá trong vòng một tiếng trước khi cho đồ ăn vào.
  • Hãy để thùng đá vào trong bóng râm để tránh ánh nắng trực tiếp từ mặt trời. Hoặc bạn cũng có thể chôn 2/3 thùng xuống dưới đất để giảm sự tác động từ bên ngoài, vì nhiệt độ trong lòng đất thường khá thấp.
  • Chuẩn bị một chiếc khăn ướt lớn để bao phủ cho thùng đá. Nếu là khăn màu trắng thì càng tốt vì màu sáng sẽ hấp thụ nhiệt kém, kết hợp với hơi ẩm từ khăn sẽ giúp đá trong thùng lâu tan và giữ lạnh được lâu.

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

caving-cho-nguoi-moi

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel

intoWild-Logo-02.png

Bản mềm của hướng dẫn đang được gửi đến email bạn đăng ký. Hãy kiểm tra email và bao gồm trong hộp thư rác. Để xem ngay, bạn có thể chọn vào đường dẫn bên dưới. 

intoWild và các tác giả rất vui vì bạn đã quan tâm đến Báo cáo này.