cropped-intoWild-life-2-1.jpg
nepal

Mẹo Trị Chứng Say Độ Cao Khi Chinh Phục Himalayas

Đại Hưng

Đại Hưng

"Life is either a daring adventure or nothing"

Với tiêu chí, phòng say hơn để bị say, hãy cùng intoWild bỏ túi những điều cần lưu ý để hành trình chinh phục đỉnh cao Nepal dễ dàng hơn nhé.

Hầu như các nhà leo núi đều đã nghe về chứng say độ cao nhưng chỉ khi tung hoành ngang dọc tại vùng đất Nepal, bạn mới nếm đủ sự “hành” của nó. Với tiêu chí, phòng say hơn để bị say, hãy cùng intoWild bỏ túi những điều cần lưu ý để hành trình chinh phục đỉnh cao Nepal dễ dàng hơn nhé.

nepal

Say độ cao là vấn đề sức khỏe đáng ngại nhất mà bạn có thể phải đối mặt khi trekking ở Nepal.

Còn được gọi là say núi cấp tính – acute mountain sickness (AMS), say độ cao là ảnh hưởng bệnh lý của độ cao đối với con người, do tiếp xúc đột ngột với môi trường có áp suất riêng phần của khí oxy thấp ở độ cao lớn, thường là trên 2.400m.

Triệu chứng nhẹ khi say độ cao là chóng mặt, nhức đầu, nôn ói, khó thở… Nặng hơn là nằm vật, mất ý thức. Nếu bạn tiếp tục với chúng quá lâu, bạn sẽ rơi vào nguy hiểm. Chứng say độ cao có thể khiến não của bạn sưng lên hoặc có dịch trong phổi. Lúc ấy, bạn chỉ còn chờ trực thăng y tế đưa về thủ đô với mức giá cực kỳ cao, lên đến 3,000 USD/ chuyến.

Chứng say độ cao tại cung núi Nepal hình thành do sự kết hợp của độ cao núi trong thời tiết khắc nghiệt ở nhiệt độ thấp. Các cung đường trekking tại Nepal thường bắt đầu từ độ cao trên 1.000m. Mỗi ngày, độ cao đều tăng trung bình từ 500m-900m. Riêng đèo Thorong La cao nhất thế giới lại nằm ở 5.416m.

Có một sự thật mà chúng ta cần biết: dù bạn có khỏe mạnh đến đâu, vóc dáng hoàn hảo thế nào, và cơ thể chưa từng ốm đau thì không chắc chắn rằng, bạn sẽ không mắc chứng say độ cao. Và kinh nghiệm các nhà chinh phục về phòng say độ cao sẽ thật sự hữu ích cho bạn ngay lúc này.

Tập Luyện Thể Lực Trước Chuyến Đi

Bạn có thể chạy bộ, leo núi và thêm các bài tập nâng cao sức bền, đặc biệt là bắp chân kết hợp cùng việc kiểm soát và điều hòa hơi thở để có sức đi trek lên đến độ cao hơn 5.000m nhé.

Việc tập thể lực vừa giúp bạn độc lập trên hành trình, không làm gánh nặng cho đoàn, thích ứng tốt việc hít thở khi ở trên núi cao, lại vừa cho bạn đủ sức để tận hưởng trọn vẹn chuyến đi, ngắm núi tuyết và thỏa sức chụp thật nhiều tấm ảnh lưu dấu kỷ niệm nữa.

nepal

Hãy cùng xê dịch:

Uống Nhiều Nước

Hãy uống nhiều nước! Đó là kinh nghiệm sống còn qua chứng say độ cao của các nhà chinh phục dày dặn kinh nghiệm. Càng lên cao nhiệt độ càng giảm, trời càng mát, thậm chí là tuyết rơi khiến cơ thể bị đánh lừa, không cảm thấy khát nước nên không bổ sung nước. Không nên. 

Tập thói quen cứ 30 phút tiếp một ngụm nước cho cơ thể. Từ 2.500m trở lên, cứ 1.000m đồng nghĩa với việc uống thêm một lít nước. Dù bạn không khát vẫn phải uống nước nhé. Nước chính là sự sống lúc này.

Bên cạnh nước lọc, mỗi khi nghỉ ở Teahouse, bạn có thể uống thêm trà gừng cho ấm bụng. Bổ sung thêm sủi C, viên tăng lực nữa thì rất tốt.

Lưu ý: Không uống rượu hoặc hút thuốc lá.

Cố Gắng Ăn Đủ Bữa

Sau thần chú “nước là sự sống” thì đến việc “ăn để sinh tồn” cũng rất đáng quan tâm. Có rất nhiều chân trek ngán ngẩm đồ ăn ở Nepal, và dù có mang theo đồ ăn từ Việt Nam sang, họ cũng khó mà nuốt trôi được vì… nhanh nguội lạnh. Nhưng, chỉ khi bạn ăn, tiếp nạp năng lượng, bạn mới có sức để tiếp tục hành trình. Vậy nên, cố ăn nào!

nepal

Tăng Độ Cao Từ Từ, Đi Bộ Trên Cao Ngủ Thấp

Cố gắng đi bộ lên cao hơn vài trăm mét vào những ngày nghỉ ngơi. Giữ ở độ cao đó trong nửa giờ, rồi sau đó, quay trở lại khu vực thấp hơn. Nên giữ chênh lệch khoảng 600-900m, điều này giúp cơ thể chúng ta thích ứng dần dần với độ cao, tránh việc bị sốc. 

Khi vượt qua 3.000m, mỗi ngày bạn nên có một bài tập tăng độ cao, chính xác là đi bộ trên cao và ngủ thấp. Nghĩa là, mỗi buổi chiều về đến Teahouse nghỉ ngơi, bạn nên leo lên một ngọn đồi nào quanh đó cao hơn, hít thở rồi xuống lại Teahouse để thích ứng với chỗ ngủ.

Song song đó là đi lên rất chậm. Bạn cần nghỉ ngơi đủ thời gian, không ngủ cao hơn 500m so với ngày hôm trước và không lên cao hơn 1.000m trong hai ngày.

Leo núi, trekking là một hành trình dài với những nguyên tắc cần phải tuân thủ, ngay cả khi bạn còn thừa năng lượng, sức khỏe vẫn cần nghỉ ngơi và chờ đợi.

Chúng ta không thể ước tính liệu mình có bị say độ cao hay không… trước khi chính thức bị hành.

Dù bạn đã đọc trước rất nhiều về chứng say độ cao nhưng thường chúng ta không thể ước tính được mức độ nặng nhẹ. Tuy nhiên, trên cung đường này, đã có rất nhiều nhà thám hiểm buộc phải dừng việc trekking lại và phải nhờ đến cả trực thăng cứu hộ để đưa xuống núi.

nepal

Cần Có Tour Guide Đi Cùng

nepal

Nếu bạn chưa có nhiều kinh nghiệm với các cung núi nào và phòng say độ cao, hãy thuê Tour Guide người bản địa. Vì họ có kiến thức, kỹ năng và đủ kinh nghiệm để giúp bạn xử lý các vấn đề sức khỏe thông thường. Ngoài ra, dù bạn chọn hình thức tự túc hay thông qua Tour, bạn nhớ mua bảo hiểm du lịch dành cho du lịch mạo hiểm để được quyền lợi hỗ trợ tốt nhất về y tế nhé.

Điển hình là khi bạn nhìn thấy các trực thăng cứu hộ trên bầu trời Nepal, đó là trực thăng khẩn cấp đưa người bị say độ cao biểu hiện nặng về bệnh viện thủ đô điều trị, và giá của mỗi chuyến trực thăng như thế đâu đó chừng 3.000USD, chưa kể chi phí điều trị trong bệnh viện. 

Hãy lắng nghe cơ thể của bạn và tuân thủ các nguyên tắc trekking cung Annapurna Circuit để hoàn thành chuyến hành trình khắc nghiệt này nhé.

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

caving-cho-nguoi-moi

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel