cropped-intoWild-life-2-1.jpg
himalaya

10 Lưu Ý Quan Trọng Khi Trekking Nepal

Đại Hưng

Đại Hưng

"Life is either a daring adventure or nothing"

Tham gia vào một chuyến đi thám hiểm là cách để thử thách bản thân của mình. Vậy nên bạn hãy tận hưởng chuyến đi của mình thay vì xem nó là một cuộc chiến với thiên nhiên khắc nghiệt. Mà trước đó, hãy note ngay lại những lưu ý khi trekking Nepal nhé.

Với hơn 20 năm kinh nghiệm leo núi ở Nhật Bản, Tây Tạng và Trung Á, Ed ‘Iggy’ Hannam đã dành phần lớn cuộc đời mình để đi trên con đường ít người đi lại và đưa ra những lời khuyên hữu ích cần tránh trong bất kỳ chuyến thám hiểm leo núi nào. Tiếp theo đây là 10 lưu ý khi trekking Nepal mà ông đã tổng kết được trong suốt cuộc hành trình rong ruổi của mình.

himalaya

1. Đừng Nghĩ Bản Thân Không Làm Được

Dựa trên kinh nghiệm của bản thân, Hannam cho biết rằng có rất nhiều người chọn không tham gia trekking leo núi bởi vì họ cảm thấy đây là một việc làm quá sức đối với họ. Ông chỉ ra rằng bất kỳ cuộc thám hiểm nào sẽ bao gồm 90% những thử thách có thể không dễ dàng nhưng bạn hoàn toàn có thể thực hiện được và 10% cuối cùng sẽ thúc đẩy bạn bước ra khỏi vùng an toàn để làm nên những điều phi thường. 

Tuy nhiên, mọi người thường có xu hướng tập trung vào những phần khó và tìm lý do hoặc tự nói một cách tiêu cực cho đến khi họ quyết định từ bỏ. Vì vậy, thay vì tự nói với bản thân rằng leo núi khó khăn, hãy nói với bản thân rằng “Mình có thể làm được”, sau đó lên kế hoạch rèn luyện thể lực và giữ tinh thần thật lạc quan.

2. Pack Hành Lý Hợp Lý

Bất kỳ bài viết về “10 lưu ý khi trekking Nepal” nào cũng sẽ bao gồm một số nội dung liên quan đến các từ khóa “chuẩn bị hành lý”, “gọn” và nhẹ”. Tuy nhiên, Hannam cảnh báo rằng những cách chuẩn bị hành lý đó có thể quá nhẹ dẫn đến thiếu sót. (xem thêm cách chuẩn bị khi trekking Nepal

Mặc dù điều quan trọng khi chuẩn bị để trekking là tránh mang theo quá nhiều quần áo, các thiết bị và vật dụng không cần thiết,… Nhưng có một số thứ bạn đơn giản phải mang theo đối với các cuộc thám hiểm độ ở trên cao như cần găng tay dày hơn, túi ngủ nặng hơn và nhiều lớp quần áo ấm hơn. Nếu bạn bỏ qua bất kỳ món nào trong số này thường là một công thức để về nhà sớm.

himalaya

Hãy cùng xê dịch:

3. Đừng Đánh Giá Thấp Độ Khó Của Cuộc Thám Hiểm

Tin tưởng vào bản thân là điều cần thiết trong bất kỳ chuyến thám hiểm nào – như Hannam đã đề cập trong mục đầu tiên – nhưng anh ấy cũng cảnh báo những người leo núi không nên tin tưởng vào những nội dung như “Ngọn núi Everest không yêu cầu kỹ năng cao” hay “Cung đường EBC không khó” dẫn đến ngộ nhận về những khó khăn mà bạn sẽ gặp phải trên đường.

Trong thực tế, việc leo lên những ngọn núi cao nhất thế giới không bao giờ là dễ dàng, và sẽ có rất nhiều thử thách trên đường đi, từ việc di chuyển an toàn trong vùng băng tuyết hoặc băng qua các khe băng đến vận chuyển các thiết bị lên núi, và những thách thức khác. Những thứ bạn tập luyện ở dưới đất sẽ dễ dàng hơn khi thực sự leo lên cao.

4. Đừng Nghĩ Kết Thúc Hành Trình Là Đích Đến

Môn thể thao này được gọi là trekking leo núi vì nó bao gồm cả quá trình lên đến đỉnh, không chỉ là trải nghiệm ở trên đỉnh.

Hannam nói rằng những trekker đôi khi bỏ qua những trải nghiệm trong toàn bộ quá trình di chuyển: trekking đến các teahouse và khám phá các điểm tham quan và văn hóa địa phương hay chỉ đơn giản là những phút giây nhìn ra cửa sổ và nhâm nhi một tách trà nóng. Đừng chỉ là người leo núi không bao giờ tương tác học hỏi các từ địa phương với người dân bản địa, không bao giờ đi thăm các chợ trong khu vực sẽ có nhiều điều thú vị mà bạn chưa từng biết đến trước đó.

himalaya

5. Không Bỏ Bữa Ăn

Khi ở trên cao, lượng oxy trong không khí giảm đáng kể khiến cho các cơ quan trong cơ thể ta không hoạt động hiệu quả dẫn đến cảm giác thèm ăn và vị giác bị giảm đáng kể. Do đó, điều bạn cần nhớ là không bao giờ bỏ qua các bữa ăn để cơ thể bị thiếu hụt năng lượng. Theo Liên đoàn Leo núi Quốc tế (UIAA) khuyến nghị nên mang các loại thực phẩm và thức ăn “ngon miệng và dễ chế biến” theo cùng. Liên đoàn nói thêm rằng những thanh năng lượng bỏ túi rất cần thiết cho cơ thể của bạn. Hãy ăn uống bình thường nhất có thể vì trên một độ cao nhất định, bạn sẽ không thể thay thế những gì bạn đã bỏ lỡ, và cơ thể sẽ xuống dốc từ đó.

6. Đừng Bỏ Qua Những Ngày Thích Nghi

Sự ổn định là chìa khóa thành công nào cho bất kỳ chuyến thám hiểm leo núi. UIAA khuyến nghị những người leo núi tăng dần độ cao và dành vài ngày nghỉ ở độ cao 3.000 mét. Sau khoảng thời gian này, UIAA đưa ra lời khuyên rằng nên leo lên cao và ngủ xuống thấp, không vượt quá 500 mét thẳng đứng từ trạm trại này sang trạm trại khác. Việc thực hiện theo các bước này giúp bạn tránh được hội chứng say độ cao và các biến chứng nặng hơn.

himalaya

7. Đừng Quên Tận Hưởng Trải Nghiệm

Những người tham gia trekking Nepal thường xem việc lên đỉnh là mục tiêu duy nhất của họ và điều này có thể khiến bạn bỏ lỡ những ký ức đáng nhớ trong suốt chặng đường đi. Ngoài mục đích của chuyến đi là chạm đỉnh, bạn cũng nên tận hưởng những gì mà chuyến đi mang lại, khung cảnh thiên nhiên hùng vĩ, âm thanh của những chú lạc đà trước bình minh và những mối quan hệ bạn bắt gặp trên đường. Hãy tận hưởng bình minh trên khắp Trung Á, âm thanh của ngày mới bắt đầu, bạn nên biết là mình đang ở những nơi mà 99,9% thế giới sẽ không bao giờ nhìn thấy.

8. Đừng Để Những Hạn Chế Của Bản Thân Ảnh Hưởng Đến Chuyến Đi

Một trong những lý do mọi người chọn leo núi để giải trí một phần là vì những thử thách mà nó mang lại. Nhiều phần của chuyến thám hiểm leo núi độ cao sẽ vô cùng thử thách. Tuy nhiên, điều quan trọng là nhận ra đây là thời điểm để kiên trì và thúc đẩy càng lâu càng an toàn và có thể. Hãy tự mình vượt qua một vấn đề trước khi quyết định xem nó có thể vượt qua được hay không, và đưa ra quyết định tương xứng với những gì bạn có thể giải quyết được.

himalaya

9. Trekking Trải Nghiệm Chứ Không Phải Là Một Cuộc Chạy Đua Về Đích

Lên đến đỉnh không phải là kết thúc, thường chỉ là sự bắt đầu của sự kết thúc. Vẫn còn rất nhiều cuộc thám hiểm để trải nghiệm và nhiều cảnh đẹp đáng kinh ngạc hơn để tham quan. Hannam khuyến khích các đôi chân xê dịch nên dành thời gian rảnh rỗi khi kết thúc chuyến thám hiểm để từ từ quay trở lại điểm xuất phát, tiếp nhận mọi thứ họ đã bỏ lỡ trong sự phấn khích hồi hộp và mong đợi được lên núi.

10. Đừng Quá Coi Trọng Cuộc Thám Hiểm

Trekking không cần phải là một cuộc đua sống còn. Tham gia vào một chuyến đi thám hiểm là cách để thử thách bản thân và hoàn thành một điều gì đó mà bạn thường không làm được trong cuộc sống hàng ngày của mình. Sẽ có những ngày dễ dàng và cũng sẽ có những ngày gian nan đầy thử thách, các tuyến đường sẽ hoạt động, hoặc không. Vậy nên bạn hãy tận hưởng chuyến đi của mình thay vì xem nó là một cuộc chiến với thiên nhiên khắc nghiệt.

himalaya

Trên đây là 10 lưu ý quan trọng khi tham gia trekking Nepal. Chúc các bạn có một chuyến chinh phục thật an toàn và thú vị. 

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

caving-cho-nguoi-moi

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel