cropped-intoWild-life-2-1.jpg
3-nguyen-tac-lan-cho-newbie

03 Nguyên Tắc An Toàn Newbie Phải Nắm Trước Khóa Học Lặn Bình Khí

Đại Hưng

Đại Hưng

"Life is either a daring adventure or nothing"

Cùng intoWild tìm hiểu ngay 03 nguyên tắc an toàn quan trọng nhất mà bạn cần nắm rõ trước khi dấn thân sâu hơn vào niềm đam mê lặn biển.

Lặn biển với bình khí là một môn thể thao mạo hiểm vì môi trường trong lòng đại dương vốn không quen thuộc và ẩn tàng những rủi ro bất ngờ. Nhưng điều đó không cản được bạn đến với hành trình khám phá biển cả. Thế giới lặng thinh và đa sắc màu của biển càng đến gần với bạn hơn thông qua sự hỗ trợ của những thiết bị chuyên dụng, giúp bạn thở dưới nước và tự do bơi cùng đàn cá hay dạo quanh những rặng san hô. Đó là lặn biển bình khí hay còn gọi là Scuba Diving.

Các khóa đào tạo lặn bình khí căn bản thường chỉ mất 03 ngày để hoàn thành, cung cấp cho học viên đầy đủ các kỹ năng, quy tắc an toàn trong việc sử dụng thiết bị, xử lý tình huống, hiểu được các sự cố có thể xảy ra và cách phòng tránh… Sau khóa đào tạo này, bạn sẽ chính thức bước vào cuộc phiêu lưu trong lòng đại dương hoàn toàn tự do, thoải mái. Và để bắt đầu lặn bình khí, bạn sẽ phải thuộc nằm lòng 03 nguyên tắc an toàn đầu tiên, cực kỳ quan trọng. Cùng intoWild tìm hiểu ngay nhé.

Nguyên Tắc 1 – Luôn Thở Đều Trong Khi Lặn

Một trong những nguyên tắc đầu tiên và quan trọng nhất mà các Dive Master sẽ phải truyền đạt khi bạn bắt đầu học lặn: KHÔNG nín thở khi lặn bình khí. Do sẽ gây ra những chấn thương nghiêm trọng, thậm chí có thể gây hôn mê sâu dẫn đến tổn hại cơ thể khi ở dưới nước.

Theo định luật chất khí Bowl: “Ở nhiệt độ không đổi, áp suất của một chất khí biến thiên tỉ lệ nghịch với thể tích của nó”. Có nghĩa là, không khí trong phổi sẽ nở ra khi bạn nổi lên và khí bị nén lại khi bạn chìm xuống sâu dần.  

Nếu bạn duy trì việc thở liên tục và đều đặn, không khí thừa có thể thoát ra ngoài một cách nhanh chóng và phổi tự cân bằng lượng khí. Còn nếu nín thở, không khí không thể thoát ra ngoài khi nó nở ra nên nó sẽ nở căng trong các túi khí (phế nang) trong phổi, dẫn đến làm rách hay vỡ các túi khí này. Và tổn thương phổi do quá áp được gọi là chấn thương phổi. Nghiêm trọng nhất có thể làm bong bóng khí thoát vào khoang ngực và máu, gây thuyên tắc khí động mạch, dẫn đến nguy cơ tử vong cực kỳ cao.

Lưu ý: đây cũng là lý do quan trọng khi bạn lặn freedive (hình thức lặn tự do, lặn nín thở) thì sẽ không sử dụng khí nén của các bạn lặn scuba nếu gặp nhau dưới nước.

fun-dive-sai-gon

Nguyên Tắc 2 – Nổi Lên Chậm Và Có Kiểm Soát

Song song với việc thở đều khi lặn bình khí thì nổi lên từ từ và có kiểm soát là nguyên tắc an toàn quan trọng tiếp theo mà người học lặn cần ghi nhớ.

Việc này giúp các bong bóng ni-tơ tích tụ trong các mạch máu khi bạn ở dưới sâu có thời gian phân rã nhỏ, để hòa tan được ở các mức áp suất giảm trong quá trình bạn nổi lên. Tốc độ nổi lên của người lặn sẽ không được nhanh hơn 9m/ phút. Nếu vượt quá tốc độ này, bong bóng sẽ hình thành trong máu, dẫn đến bệnh giảm áp.

Những người lặn bình khí tuân thủ nguyên tắc 2 thường sẽ luôn luôn nổi lên với tư thế thẳng đứng, vươn tay xả hơi áo phao, đạp nhẹ chân, mặt ngước lên nhẹ, hít thở đều đặn, từ từ. Tư thế của họ cực kỳ thong thả hưởng thụ và thư giãn. Lúc chạm đến mặt nước, người lặn sẽ cần bơm áo phao để đảm bảo nổi an toàn trên bề mặt.

Những người lặn có sử dụng dive computer (đồng hồ/ máy tính) sẽ nhận được tín hiệu (âm thanh hoặc chế độ rung) nếu bơi lên quá nhanh, nhờ vậy mà người lặn có thể kiểm soát và theo dõi được tốc độ nổi lên. Nếu bạn không có đủ chi phi mua thiết bị này, bạn chỉ cần nắm rõ nguyên tắc: không bơi cao hơn bong bóng cuối cùng của mình. Bên cạnh đó, luôn nhớ xả bình dưỡng khí trước khi bắt đầu đi lên và không bao giờ sử dụng nút bơm hơi khi đang bơi trở lại nhé.

Lưu ý: khi bạn đi lặn với một người lặn biển có kinh nghiệm, bạn sẽ được ôn lại nổi lên chậm, có kiểm soát, xả hơi trong áo BC khi nổi lên.

3-nguyen-tac-lan-cho-newbie

Hãy cùng xê dịch:

Nguyên Tắc 3 – Không Lặn Một Mình Và Lặn Trong Giới Hạn Bạn Được Đào Tạo

Lặn biển an toàn cần có chứng chỉ lặn hoặc phải qua một khóa đào tạo kỹ năng:

Khi học lặn, bạn sẽ được khuyến khích nên thi chứng chỉ lặn. Tất cả các chứng chỉ lặn giải trí theo tiêu chuẩn quốc tế cho phép bạn lặn đa dạng nhiều độ sâu với giới hạn của mỗi mức độ đào tạo là: 18m cho cấp độ đầu tiên, 30m cho cấp độ nâng cao (SSI Advanced Adventure) và 40m cho nâng cao chuyên biệt cho Lặn sâu (cùng với một bạn lặn cùng cấp trở lên).

Đặc biệt là các kỹ năng như: sử dụng khí giàu oxy, lặn đêm, lặn sâu, lặn xác tàu, lặn hang… đều cần bạn phải trải qua khóa đào tạo Lặn kỹ năng (Specialty Diver).

Chỉ lặn biển khi đảm bảo về sức khỏe và kỹ năng:

Trên tất cả, lặn là một trải nghiệm vẫy vùng trong lòng đại dương. Lặn để tận hưởng cảm giác thích thú khi khám phá lòng biển kỳ bí muôn sắc. Do đó, khi lặn, cần tránh cố đặt mình vào những tình huống không thoải mái. Hãy đảm bảo cả về sức khỏe thể chất, tinh thần lẫn kỹ năng trước khi lặn nhé. Nếu không đủ, hãy dừng lại ở giới hạn cho phép của bản thân và đừng cố quá. Cũng đừng lặn quá sâu và lặn trong điều kiện biển động mạnh – an toàn cá nhân luôn được đặt lên hàng đầu. Bên cạnh đó, nếu thấy mệt mỏi và không thể tiếp tục trong lúc đang lặn, hãy cảnh báo cho đội cứu hộ trên thuyền hoặc bạn lặn cùng, và từ từ bơi trở lại điểm xuất phát theo nguyên tắc 2.

Không lặn một mình:

Hiện nay, đã có chứng chỉ lặn một mình nhưng các Dive Master luôn khuyên các học viên không nên thực hiện trừ khi được đào tạo bài bản, đúng cách và phải thực sự dày dặn kinh nghiệm, am hiểu sâu về vùng biển định lặn.

Tuy nhiên, phần lớn các kỹ năng khẩn cấp đều dựa vào người lặn cùng. Lúc đào tạo thực hành ở điểm lặn, bạn cũng lặn với đồng đội. Chính vì thế, hãy luôn lặn cùng với ít nhất một người bạn đồng hành.

3-nguyen-tac-lan-cho-newbie

Trên đây là 03 nguyên tắc an toàn quan trọng nhất mà bạn cần nắm rõ trước khi dấn thân sâu hơn vào niềm đam mê lặn biển. Hy vọng chúng sẽ giúp bạn có được sự chuẩn bị tốt nhất cho hành trình lặn sắp tới.

intoWild khuyến khích bạn nên tham gia các Câu lạc bộ lặn biển hoặc cân nhắc khóa đào tạo Lặn biển bình khí tại Viet Divers. Thông qua Viet Divers, bạn không chỉ trở thành một người lặn thực thụ mà còn góp sức vào các hoạt động liên quan lặn biển, nâng cao ý thức và nhận thức xã hội trong việc bảo vệ môi trường đại dương.

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

caving-cho-nguoi-moi

Hướng Dẫn Khám Phá Hang Động Việt Nam

Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel