cropped-intoWild-life-2-1.jpg
trai-nghiem-van-hoa-tay-bac

Về Hà Giang tìm hiểu văn hóa người dân tộc Tây Bắc ở Hoàng Sù Phì

Đại Hưng

Đại Hưng

"We travel to open our hearts and eyes and learn more about the world than our newspapers will accommodate."

Sức hấp dẫn của Hoàng Su Phì còn đến từ những bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây.

Nằm ở phía tây Hà Giang, Hoàng Su Phì là một huyện nhỏ với địa hình chủ yếu là đồi núi trên thượng nguồn sông Chảy nhưng lại là vùng đất cực kỳ nổi bật với những thửa ruộng bậc thang di sản vàng óng mỗi độ mùa lúa chín ùa về. Và hơn cả, sức hấp dẫn của Hoàng Su Phì còn đến từ những bí ẩn chưa từng khám phá hết về đời sống văn hóa của các dân tộc ít người nơi đây.

Cộng đồng dân tộc thiểu số tại Hoàng Su Phì khá đa dạng với bản sắc và cá tính vô cùng độc đáo. Riêng huyện biên giới Hoàng Su Phì này đã có đến 12 dân tộc ít người sinh sống. Toàn huyện có 25 xã cũng là 25 bản làng của đồng bào. Trong đó, đông nhất là dân tộc Nùng chiếm hơn 34%, dân tộc Dao chiếm 22%, H’ Mông 13% và các dân tộc khác như Tày, Cờ Lao, La Chí… Họ đều sinh sống quanh những thửa ruộng bậc thang, cũng từ phương thức canh tác này mà sản sinh ra các hiện tượng văn hóa tín ngưỡng liên quan tới nông nghiệp: người Nùng có lễ cúng rừng, người Dao có lễ Cấp Sắc, lễ Bàn Vương, người La Chí có Tết Khu cù tê, lễ cúng Hoàng Vần Thùng, người H’ Mông có có lễ Gầu Tào…

Các lễ hội văn hóa người dân tộc ở Hoàng Sù Phì trong năm

Có thể nói, văn hóa người dân tộc của Hoàng Su Phì được thể hiện qua đặc sản đầu tiên rất độc đáo không thể bỏ qua với các lễ hội truyền thống lâu đời:

Tết Khu Cù Tê và lễ cúng Hoàng Vần Thùng vào tháng 7 âm lịch hàng năm của người La Chí tại Hoàng Su Phì là lễ hội có lịch sử lâu đời, được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du Lịch đưa vào Danh mục Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia.

Khu Cù Tê là ngày tết dân gian truyền thống lớn nhất trong năm. Người La Chí thường mổ trâu để uống rượu, mừng mùa thu hoạch. Họ sum vầy với nhau, tưởng nhớ tổ tiên và cầu cho dân bản có được cuộc sống ấm êm.

Người La Chí cũng rất xem trọng lễ cúng ông Hoàng Vần Thùng, người được xem là tổ tiên, từng cai quản vùng đất dưới chân đỉnh núi Gia Long. Hàng năm, cứ đến ngày Thìn, tháng Thìn âm lịch, người La Chí sẽ tụ họp và tổ chức cúng tế, tưởng niệm, tỏ bày lòng biết ơn thành kính và cầu mong sự bảo vệ của ông đến mùa màng và tộc La Chí. 

Lễ hội nhảy lửa của người Pà Thẻn diễn ra từ tháng 10 âm lịch đến ngày rằm tháng giêng, nhằm tạ ơn trời đất, thần linh đã cho một mùa vụ tốt tươi và cũng cầu chúc cho vụ mùa năm sau được ấm no. 

Lễ hội Lồng Tồng diễn ra vào đầu tháng giêng hàng năm. Lồng Tồng trong tiếng Tày – Nùng nghĩa là xuống đồng. Tộc Tày – Nùng tổ chức để tạ ơn trời đất, thần linh và tổ tiên, cầu thuận lợi ấm no hạnh phúc. Với lễ hội này, bạn sẽ được tham gia các trò chơi truyền thống như kéo co, cày ruộng, ném con và thưởng thức các tiết mục văn nghệ dân gian đặc sắc.

Lễ hội Gầu Tào được tổ chức vào ngày mùng 1 – 15 tháng Giêng với mục đích cầu phúc cho mọi người. Là lễ hội truyền thống có từ lâu đời của dân tộc H’Mông ở xã Tả Sử Choóng, Gầu Tào gắn liền với đời sống tâm linh và niềm tin của người H’Mông về cuộc sống ấm no hạnh phúc. 

Lễ hội Cấp Sắc của người Dao được tổ chức vào tháng 11, 12 và tháng Giêng hàng năm. Cấp Sắc hay còn gọi là Lập Tịnh được xem là lễ trưởng thành của người nam. Tùy theo phong tục của từng dân tộc như Dao tiền, Dao đỏ hay Dao áo dài mà độ tuổi làm lễ cấp sắc sẽ có chút khác nhau.

le-hoi-cap-sac-nguoi-dao
tet-khu-cu-te

Tắm lá thuốc của người đồng bào Dao

Đặc sản tiếp theo của văn hóa Hoàng Su Phì là trải nghiệm tắm lá thuốc của người Dao đỏ. 

Người xưa kể rằng, người Dao đỏ là dân tộc ít người và sống rải rác ở sườn núi, gần gũi với thiên nhiên cỏ cây nhất. Khi đau ốm hay có bệnh tật, họ sẽ tìm đến các loại lá thuốc xung quanh để tự chữa bệnh cho mình. Lâu dần, người Dao đỏ tìm thấy một bài thuốc có khả năng chữa được nhiều bệnh và tốt cho tinh thần.

Cho đến ngày nay, cộng đồng người Dao đỏ cũng không biết chính xác tắm lá thuốc của họ có từ bao giờ hay ai là người tìm thấy đầu tiên. Nhưng họ chắc chắn về công dụng hiệu quả của bài thuốc này, nếu dùng lâu dài và đều đặn sẽ rất tốt cho sức khỏe.

tam-la-thuoc-nguoi-dao

Tắm lá thuốc người Dao đỏ cứ thế đi vào truyền thuyết và nổi tiếng đến mức, chỉ cần kẻ mê xê dịch nào dừng chân tại Hoàng Su Phì hay bất kỳ đâu có người Dao đỏ, họ đều muốn một lần trải nghiệm bài thuốc này.

Bài thuốc này bao gồm nhiều loại thảo dược và củ trong rừng như: sả dầu, sa nhân, sả, hồi, quế… và rất nhiều cây rừng lạ. Sau những ngày lang thang khắp Hoàng Su Phì thì đây là lúc bạn tự thưởng cho mình những phút giây thoải mái và cực kỳ thư giãn khi ngâm mình trong bồn tắm lá thuốc người Dao đỏ. Đây cũng là phương thức sử dụng được tộc người Dao đỏ khuyến khích bạn nên trải nghiệm.

Gặt lúa & Bắt cá chép ruộng của dân tộc Tả Sử Choóng

Một trải nghiệm độc đáo khác tại Hoàng Su Phì mà hầu hết các cuồng chân từ phương xa đều háo hức muốn thử qua: gặt lúa và bắt cá chép ruộng.

Nuôi cá chép trên chân ruộng bậc thang vốn đã có truyền thống lâu đời ở Hoàng Su Phì tại nhiều xã như Tả Sử Choóng, Bản Luốc, Nam Sơn, Thông Nguyên, Nậm Dịch, Hồ Thầu… Trong những năm gần đây, ngoài các dịch vụ tham quan ngắm cảnh, chụp ảnh ruộng bậc thang thì các cuồng chân đến khám phá Hoàng Su Phì còn thích thú với hình thức gặt lúa, đập lúa và trải nghiệm bắt cá chép ruộng cùng người đồng bào nơi đây.

bat-ca-chep-tai-ruong-bac-thang

Cá chép thả trong ruộng lúa khoảng 3 tháng là thu hoạch và thường được thả từ tháng 6 đến tháng 9. Khi lúa bắt đầu ngả vàng là có thể bắt được cá. Người ta sẽ bắt cá rồi mới gặt lúa. Sau đó, cá được nướng dân dã ngay tại bờ ruộng, vị mềm, thơm, béo ngậy, ngon lành và rất khó quên.

Nếu bạn đến Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín, chắc chắn bạn sẽ có cơ hội trải nghiệm trọn vẹn loại hình này tại các nhà người đồng bào quanh khu vực ruộng bậc thang.

Chợ phiên cuối tuần của Hoàng Su Phì

Là một nét đẹp văn hóa không thể thiếu của đồng bào dân tộc nơi đây, chợ phiên cuối tuần Hoàng Su Phì mang âm hưởng đậm đà hương sắc – “đặc sản” của vùng cao nguyên đá kỳ vĩ – Hà Giang.

Chạy dọc theo dãy phố chính của thị trấn Vinh Quang cả cây số và chỉ họp duy nhất một phiên vào sáng chủ nhật hàng tuần, phiên chợ Hoàng Su Phì có từ bao giờ thì không ai nhớ chính xác. Nhưng đối với đồng bào người H’Mông, Dao, Tày, Nùng và La Chí sống quanh dãy Tây Côn Lĩnh thì nó quan trọng lắm. Người vùng cao đến chợ không chỉ buôn bán, trao đổi sản vật mà còn là cái hẹn gặp, giao lưu với nhiều bà con ở bản xa. Có người từ tờ mờ sáng đã vội thức giấc, mang lu cở (gùi) vượt vài chục cây số đường núi để đến với chợ, mang theo bao nhiêu là đặc sản bản làng hay vài món hái lượm bày bán trong phiên.

cho-phien-tay-bac

Phiên chợ cuối tuần ở Hoàng Su Phì không xô bồ và hối hả, dù tấp nập nhưng vẫn nhẹ nhàng. Dòng người tranh thủ nhìn ngắm vạn vật mới lạ sau thời gian dài ở ẩn trên bản làng heo hút lưng chừng núi, rồi lại tranh thủ vượt vài chục cây số để về với ngôi nhà bên cạnh triền đồi, sườn núi và thửa ruộng của mình.

Chợ bày bán nhiều loại hương vị rất lạ với người phương xa ghé đến, nào thảo quả, mắc khén, hạt hồi, nên những kẻ xa lạ cứ vấn vương mãi với phiên chợ cuối tuần. Đó cũng là một nét văn hóa độc đáo còn sót lại giữa thời đại công nghệ số mạnh mẽ này.

Thưởng thức chè Shan Tuyết Hà Giang

Sản vật đặc trưng cuối cùng không thể bỏ lỡ: nếm thử chè Shan Tuyết huyền thoại.

Nhiều gốc chè mọc tự nhiên, tán rộng, sức sống dẻo dai bởi chịu được thời tiết khắc nghiệt trên núi cao, quanh năm sương và băng tuyết bủa quanh. Người già trong bản vẫn kể cho con cháu nghe về cây chè cổ thụ sống cheo leo trên vách núi, ít chịu tác động từ con người, nên sinh trưởng khỏe mạnh, chịu ấm, chịu lạnh và sống trường tồn, trải qua hàng trăm năm với biết bao thế hệ. Vì vậy, người ta quen gọi chè Shan Tuyết nơi đây là vùng chè cực sạch.

thuong-thuc-che-shan-tuyet-ha-giang

Cây chè Shan Tuyết Hoàng Su Phì được trồng ở độ cao trung bình từ 1,200m theo phương thức quảng canh và trở thành một phần cuộc sống của người đồng bào nơi đây. Họ học cách trồng trọt, thu hái, chế biến chè từ đời này qua đời khác và tin rằng: cây chè Shan Tuyết là dược liệu quý, không chỉ thưởng vị trà mà còn giúp sảng khoái tinh thần, thanh lọc cơ thể…

Hãy tận mắt chiêm ngưỡng cách người đồng bào nơi đây cẩn thận pha trà qua nhiều công đoạn. Tay ôm trọn chén trà và thưởng thức chậm rãi, càng uống càng se đậm, hậu vị ngọt sâu nhưng không gắt.

Shan Tuyết có nhiều giá thành phụ thuộc vào loại và mùa. Nếu vào mùa đông, giá chè sẽ cao hơn vì thời tiết rất khắc nghiệt, và độ cao trên 1,200m cũng khá thách thức cho việc hái lượm. Có lẽ nhờ sống trong sương giá, băng tuyết như vậy mà chè Shan Tuyết tại Hoàng Su Phì thường thơm hơn, đậm đà hơn các vùng khác?

Nếu bạn đã quá quen thuộc với những trải nghiệm adventure ở Hà Giang qua những cung đường đèo uốn lượn giữa lưng trời, cùng những dãy núi đá tai mèo lởm chởm vươn lên giữa những tầng mây thì cung Hoàng Su Phì với cộng đồng dân tộc thiểu số sẽ mang đến bạn những cái nhìn rất khác.

Với những nét văn hóa truyền thống giao thoa giữa quá khứ và hiện tại của 12 dân tộc anh em, họ đã sống ngoan cường, sống thích ứng và sống không ngừng vươn lên để tồn tại và để xây dựng nên một cộng đồng gắn kết với bản sắc văn hóa độc đáo và riêng biệt.

Kết hợp khám phá các bản làng mộc mạc và các  trải nghiệm adventure thú vị tại Hoàng Su Phì – Hà Giang. Đặt chỗ trước, thanh toán sau cực kỳ dễ dàng tại intoWild!

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel