09 Điểm Cắm Trại Tại Ladakh Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
“Life is either a daring adventure or nothing.”
Với địa hình ¾ là đồi núi trải dài từ Bắc tới Nam, Việt Nam sở hữu rất nhiều thác nước lớn nhỏ khác nhau. Mỗi thác nước lại mang những nét đẹp ấn tượng cực mạnh đối với những tâm hồn mê khám phá và chinh phục tự nhiên. Chỉ khi nào đến tận nơi, tận mục sở thị, bạn mới cảm nhận hết cảnh sắc ngoạn mục, kỳ vĩ của những ngọn thác – kiệt tác của đất trời. Và từ đó, không ít các hoạt động mạo hiểm thú vị ra đời để bạn có được nhiều trải nghiệm đáng nhớ với dòng chảy mạnh mẽ đổ ào từ con thác.
Cùng intoWild khám phá ngay Top 8 thác nước hùng vĩ nhất Việt Nam – nơi có nhiều hoạt động adventure độc đáo như: canyoning, trekking, trượt thác, cắm trại, bắt cá suối…
Thác Datanla sở hữu lượng nước dồi dào do thượng nguồn khá ổn định. Ngọn thác đổ từ ghềnh có độ cao khoảng 20m, đặc biệt là dòng nước của thác rất trong nên còn có tên gọi khác là “Suối Tiên”. Phần trên của thác có nhiều vách đá cao sừng sững lên tới hàng chục mét chơi vơi giữa cánh rừng xanh thẳm cùng những hẻm vực sâu hun hút nên còn được gọi là “Vực Tử Thần”.
Với lợi thế về mặt địa hình hiểm trở, nhiều tầng, nhiều vực lại thêm cánh rừng bao quanh hỗ trợ, thác Datanla có nhiều trải nghiệm du lịch thác nước và chinh phục hoàn toàn các tay mê mạo hiểm hay cảm giác mạnh, đáng để thử một lần:
Đã đến Đà Lạt, sao bỏ qua được thác Datanla bậc nhất vùng cao nguyên xanh. Không quá hùng vĩ như những dòng thác khác nhưng Datanla lại cuốn hút kỳ lạ đối với hội xê dịch thích khám phá mạo hiểm. Đây cũng là ngọn thác hứa hẹn sẽ mang đến nhiều trải nghiệm adventure độc đáo, mới lạ và rất khó quên.
Cách đi đến thác:
Thác Datanla cách thành phố Đà Lạt 10km và nằm khoảng giữa đèo Prenn.
Theo QL20, hướng về phía Nam của Đà Lạt vài cây số, bạn sẽ thấy biển báo thác Datanla nằm bên tay phải. Còn nếu bạn đi từ trung tâm Đà Lạt thì theo hướng đèo Prenn, xuống đèo 2km, nhìn tay phải là thấy.
Nằm trên sông Quây Sơn tại biên giới giữa Việt Nam và Trung Quốc, thác Bản Giốc là thác nước tự nhiên lớn nhất khu vực Đông Nam Á và là thác nước lớn thứ tư thế giới nằm trên một đường biên giới giữa hai quốc gia. Bản Giốc luôn nằm trong top thác nước đẹp nhất Việt Nam – nơi hút chân kẻ mê chủ nghĩa xê dịch bởi sự đồ sộ và vẻ đẹp hùng vĩ.
Cách đi đến thác:
Thác Bản Giốc thuộc địa phận xã Đàm Thủy, huyện Trùng Khánh, cách Cao Bằng gần 90km và Hà Nội gần 400km. Bạn có thể đi xe khách từ bến xe Mỹ Đình đến Cao Bằng, rồi bắt xe từ bến xe Cao Bằng đến thác Bản Giốc. Nếu đi xe riêng thì đi theo QL3 – Thái Nguyên – Bắc Kạn hoặc QL4 – Lạng Sơn – Đông Khê – Thất Khê – Cao Bằng.
Thác Bản Giốc nằm ở độ cao 70m, rộng 208m, sâu tới 60m, gồm thác chính và thác phụ. Từ phía xa, Bản Giốc ẩn hiện chia 03 dòng lớn, uốn lượn mềm mại giữa cảnh sắc núi rừng nguyên sơ trập trùng. Càng đến gần, bạn sẽ được nghe bản hùng ca gầm vang được tạo nên bởi tiếng nước, tiếng đá và âm hưởng của đất trời Tây Bắc. Dưới chân dòng thác đang đổ là mặt nước trong veo, xanh ngắt, phẳng như gương. Và bạn sẽ được đi thuyền vòng quanh để ngắm nhìn Bản Giốc ào ạt đổ.
Thác 50 ẩn mình giữa chốn núi non kỳ bí, “nơi rừng thiêng nước độc” vô cùng hiểm trở, thuộc khu bảo tồn Kon Chư Răng, xã Sơn Lang, huyện K’Bang, tỉnh Gia Lai. Đây cũng là một trong những thác nước hùng vĩ nhất Việt Nam – điểm đến của hội mê trek mạo hiểm giữa rừng già.
Cách đi đến thác:
Thác K50 nằm trên vùng giáp ranh giữa hai tỉnh Gia Lai và Bình Định. Bạn có thể lựa chọn một trong hai cung đường: khởi hành từ Bình Định hoặc từ Gia Lai.
Chinh phục thác K50 luôn là một chặng đường đầy chông gai, nhiều thách thức, cần một đôi chân bền chí, một tinh thần phiêu lưu không mệt mỏi và cả một trái tim quả cảm để băng rừng già, lội suối suốt 17km qua nhiều địa hình đồi núi hiểm trở. Ở cuối hành trình là cảnh sắc kỳ ảo và hùng vĩ của ngọn thác, là từng dòng nước mát phả vào mặt mạnh mẽ, là tâm trí quên mỏi mệt. Chỉ còn lại những chuỗi cảm xúc khó tả chen ngang sự choáng ngợp và ngỡ ngàng trước vẻ đẹp kiêu sa, lộng lẫy của từng dải lụa đang đổ vang trời giữa vùng đất đại ngàn hoang sơ.
Những tay mê K50 thường vào đây dịp cuối tuần, vừa trek vừa ngắm rừng nguyên sinh hoang dã, cắm trại, ngủ lều, may mắn chút thì ngắm cầu vồng ảo diệu ẩn hiện dưới chân thác.
Cách trung tâm Mộc Châu khoảng 12km, nằm tại xã Chiềng Khoa, huyện Vân Hồ, thác Chiềng Khoa mang vẻ đẹp của núi rừng Sơn La, là điểm đến lý tưởng cho những ai muốn khám phá những ngọn thác còn vẹn nguyên nét hoang sơ và ít người biết đến.
Cách đi đến thác:
Hà Nội – QL6 – Mộc Châu – biển báo Bến Phà 36km, rẽ vào đường Tô Múa, tầm 4km nữa là đến Chiềng Khoa.
Chiềng Khoa có bảy tầng thác, mỗi tầng có độ cao từ 7 – 10m, nên còn có tên gọi khác là thác Bảy Tầng. Cho đến nay, thác Chiềng Khoa vẫn còn giữ được nét đẹp tự nhiên rất thuần khuyết. Đường vào thác khó khăn, trắc trở, nhiều đá dăm nhỏ nên dễ trơn trượt, thêm con đường đất rồi bậc thang dốc đứng. Vì không có dịch vụ bơi lội hay cứu hộ, nên hành trình chinh phục thác Chiềng Khoa tựa như cuộc thám hiểm “nơi thâm sơn cùng cốc” vậy.
Dù chỉ là một ngọn thác nhỏ nhưng Chiềng Khoa lại mang vẻ đẹp hùng vĩ với dòng nước dữ dội đổ từ trên cao tung bọt trắng xóa. Những khoảnh khắc tuyệt đẹp của dải lụa trắng xen lẫn thảm thực vật xanh tốt quanh ngọn thác sẽ khiến bạn choáng ngợp và mê đắm. Đặc biệt hơn, những dòng nước đổ xuống tụ lại thành hồ nước trong xanh, mát rượi có màu xanh ngọc bích quyến rũ. Bạn chỉ ước gì mình được lao vào dòng nước mát, hít thở bầu không khí trong lành của miền sơn cước và để dòng thác tuôn chảy lên cơ thể, xua tan mọi áp lực thường ngày, cả những mệt mỏi sau chặng đường dài để đến với Chiềng Khoa. Nhưng hãy cẩn thận, vì nơi đây cũng lắm đá ngầm, xoáy nước xiết khá hiểm trở.
Tại địa phận thác Chiềng Khoa, bạn có thể trải nghiệm cảm giác cắm trại qua đêm, thưởng thức món cơm nắm truyền thống của người Thái.
Nằm trên dãy Trường Sơn hùng vĩ ở độ cao hơn 1.000m và cách Hà Nội tầm 130km, Thác Mu chinh phục dân mê thám hiểm bởi vẻ đẹp nguyên sơ, hoang dã đến ngỡ ngàng, tựa như “dải ngân hà giữa đại ngàn Trường Sơn”, nơi ít người biết đến, ít kẻ qua lại.
Cách đi đến thác:
Thác Mu tọa lạc ở xóm Mu, xã Tự Do, huyện Lạc Sơn, tỉnh Hòa Bình.
Từ Hà Nội, bạn đi theo hướng Đại Lộ Thăng Long để đến đường Hồ Chí Minh. Gần tới rừng quốc gia Cúc Phương, rẽ phải, chạy tiếp 15km về thị trấn Vụ Bản (Lạc Sơn). Hỏi đường vào Thác Mu (Ngọc Sơn, Ngọc Lâu, Tự Do). Lưu ý là đoạn đường từ Vụ Bản tới thác Mu mới thực sự thử thách các tay lái bởi tuyến đường này rất khó đi và khá nhỏ.
Đường xuống thác là những bậc đá ngắn, xuyên những lùm cây cao, đi giữa tiếng nước đổ ầm ầm, rồi bạn sẽ thấy Thác Mu hiện ra, nước tuôn trắng xóa. Thác nước hùng vĩ ấy như từ trên cổng trời đang ào ạt đổ xuống, gặp những mỏm đá lớn chặn lại vẫn không nao núng, chia nhau ra thành từng dòng, từng tầng thác cứ thế nối nhau tuôn trào rất ấn tượng.
Địa hình độc đáo nhiều tầng tại thác Mu sẽ cho bạn những trải nghiệm mới lạ giữa không gian xanh mướt – kiệt tác tuyệt vời mà thiên nhiên đã ban tặng cho vùng đất Hòa Bình. Tại đây, bạn có thể bắt cá suối, tắm thác, trekking men rừng, cắm lều trại và giao lưu văn hóa cùng người bản địa.
Từ Gia Lai, xuyên QL14 với hơn 150km nữa, bạn sẽ đến thành phố Buôn Ma Thuột – nơi có ngọn thác hùng vĩ – thác Dray Nur hay còn gọi là thác Cái. Đây là một bức tường nước khổng lồ che chắn giữa rừng đại ngàn mà thiên nhiên đã ban tặng cho Đăk Lăk. Dray Nur nằm trong hệ thống 03 thác nổi tiếng nhất Tây Nguyên nắng gió: Gia Long – Dray Nur – Dray Sap thuộc dòng sông Serepok, xã Dray Sap, huyện Krong Ana, tỉnh Đăk Lăk.
Cách đi đến thác:
Thác Dray Nur nằm cách thành phố Buôn Ma Thuột 25km đi theo quốc lộ 14, qua thủy điện Buôn Kuốp gần 3km.
Đổ thẳng từ chiều cao 250m xuống hồ nước có chiều rộng tầm 150m, Dray Nur đẹp tựa bức tường thành trắng xóa đầy tráng lệ giữa thiên nhiên xanh mướt của Tây Nguyên. Mặc dòng thác có đổ cuồn cuộn, dữ dội đến thế nào thì mặt nước bên dưới vẫn yên bình, trầm ngầm và chảy dài hòa vào dòng Serepok huyền thoại.
Bạn nên đến Dray Nur vào dịp hè để tận hưởng những trải nghiệm adventure siêu độc đáo như: khám phá hang động, ngắm thạch nhũ hang đá sau ngọn thác, chèo thuyền vượt sông Serepok với những ghềnh đá nhấp nhô hay vượt sông trắng xóa từ thác Dray Nur qua thác Dray Sáp Thượng, leo núi ngắm cảnh, đạp xe vòng quanh bản làng Ê đê và M’Nông, khám phá cuộc sống của người bản địa ở buôn Kuốp, buôn Nui, buôn Tua và cắm trại qua đêm giữa núi rừng.
Thác Voi hay thác Liêng Rơwoa nằm trên dòng suối Cam Ly, cách Đà Lạt tầm 30km, thuộc xã Gia Lâm, thị trấn Nam Bang, huyện Lâm Hà, tỉnh Lâm Đồng. Một trong những ngọn thác vẫn giữ nguyên vẻ đẹp hoang sơ được thiên nhiên ban tặng tại Lâm Đồng.
Cách đi đến thác:
Vậy là bạn đã đến nơi bắt đầu của một trong những ngọn thác hùng vĩ nhất tại Lâm Đồng. Với chiều rộng khoảng 40m, cao hơn 30m, thác Voi có sức nước đổ liên tục, âm thanh vang vọng cả núi rừng. Từ chân thác lên tới đỉnh thác phải vượt qua 145 bậc thang tam cấp uốn lượn, quanh co và được gắn chặt vào vách núi hiểm trở, xen kẽ là những tấm ván gỗ chênh vênh bên bờ vực cao. Từ đây bạn có thể chiêm ngưỡng vẻ đẹp của những tán cổ thụ hàng trăm năm tuổi với dây leo chằng chịt muôn phần kỳ ảo.
Đường xuống thác đầy những tảng đá khổng lồ, được bao phủ bởi lớp rêu xanh mướt, bùn đất kèm độ ẩm cao khiến lối đi rất trơn trượt và cheo leo. Hãy thật sự cẩn thận từng bước chân.
Khu vực chân thác còn là nơi ẩn chứa hang động kỳ bí – hang Dơi, nằm sâu 50m so với mặt đất. Bạn sẽ cảm nhận được cái lạnh đặc trưng khi càng vào sâu trong hang, cái lạnh từ thác nước và lòng đất thay nhau hòa quyện.
Hành trình chinh phục thác Voi còn giúp bạn khám phá sâu hơn về văn hóa bản địa của người Sre cũng như cảnh sắc thiên nhiên vùng cao đầy ngoạn mục bằng trải nghiệm đạp xe địa hình trên “con đường tơ lụa” vòng quanh thác Voi và đỉnh LangBiang.
Ngoài thác Voi, Lâm Đồng còn nổi danh với “Nam Thiên đệ nhất thác” – do vua Bảo Đại tặng bởi vẻ đẹp hùng vĩ đầy hoang dã của thác Pongour. Đây cũng là ngọn thác “Hùng vĩ nhất Đông Dương” mà người Pháp hết lời khen ngợi, cũng là một trong những thác nước “phải đến” của phượt thủ mê thám hiểm.
Cách đi đến thác:
Thác Pongour tọa lạc tại xã Tân Hội, huyện Đức Trọng, tỉnh Lâm Đồng, cách trung tâm Đà Lạt đến 50km về hướng nam trên QL20. Dù cách xa trung tâm nhưng đường đi lại rất dễ dàng. Cung đường phổ biến nhất là: từ TP.HCM lên Đà Lạt và ghé thác Pongour tại km 260, sau đó rẽ phải và đi thẳng khoảng 8km là tới thác.
Thác Pongour cao tầm 50m và chia thành bảy tầng thác đổ, mềm mại tựa mái tóc của cô gái miền cao nguyên tuyệt đẹp. Những dòng nước trắng xóa trải dài suốt bảy tầng thác, ào ạt đổ xuống những phiến đá rêu xanh tạo nên quang cảnh thiên nhiên kỳ vĩ không thể rời mắt.
Khác với các ngọn thác khác ở Lâm Đồng, Pongour có hệ thống các bậc đá bằng phẳng, xếp thành từng lớp, tuy không theo bất cứ một trật tự nào nhưng vô tình thành nên hữu ý, xé toang nguồn nước đổ từ trên cao thành trăm dòng nhỏ khác nhau, tạo nên những thảm nước ào ạt trắng xóa. Cuối chân thác là một hồ nước rộng thênh thang, khi an tĩnh lúc sục sôi với nhiều tảng đá nhấp nhô giữa dòng.
Đến đây vào mùa xuân, bạn không chỉ mục sở thị vẻ đẹp bất tận của dòng nước ồn ã giữa núi rừng, mà còn có dịp lắng nghe câu chuyện tâm linh về một truyền thuyết Pongour lưu truyền dân gian và tham gia lễ hội thác Pongour của người K’Ho. Đặc biệt hơn là trải nghiệm đổ đèo, ôm cua những cung đường đến thác siêu đẹp, đầy hoa là hoa. Hãy chắc tay lái và lên đường với một tâm hồn cởi mở, phóng khoáng nhé.
Bạn đã chọn được ngọn thác nào cho hành trình adventure đầy mạo hiểm sắp tới chưa?
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.
Ngoài việc chuẩn bị những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi đi trại, thì một thực đơn cắm trại dinh dưỡng đủ đầy cũng đóng vai trò quyết định cho mỗi chuyến camping. Bỏ túi ngay 09 món ăn sau đây rất dễ chuẩn bị và chế biến khi camping.
Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.
Cắm trại tưởng dễ mà khó. Chọn địa điểm, thuê đơn vị tổ chức hay tự túc, chuẩn bị vật dụng như thế nào? Tất cả đều có trong Cẩm Nang Cắm trại của intoWild.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel