09 Điểm Cắm Trại Tại Ladakh Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114"Life is either a daring adventure or nothing"
Trekking là một bộ môn thể thao ngoài trời giúp rèn luyện thể chất và tinh thần của bạn. Tuy nhiên, giống như bất kỳ môn thể thao nào khác, leo núi thám hiểm cũng tồn tại song song đó những rủi ro tiềm ẩn. Đứng đầu trong số những rủi ro này là hội chứng say độ cao cấp tính.
Say độ cao ban đầu chỉ là những triệu chứng không quá nghiêm trọng. Tuy nhiên, nếu không được điều trị kịp thời có thể tiến triển đến mức độ nguy hiểm hơn. Để hiểu rõ hơn về chứng say núi cấp tính cũng như là cách phòng ngừa, intoWild giới thiệu đến bạn “Cẩm nang về hội chứng say độ cao” nhằm giúp bạn có thể tự nhận biết và bảo vệ bản thân trước khi bắt đầu chuyến thám hiểm leo núi, đặc biệt là hành trình chinh phục dãy Himalaya – điểm trekking nổi tiếng mà ai cũng muốn thử một lần trong đời.
Say núi cấp tính – viết tắt là AMS – do sự thay đổi về độ cao, dẫn đến cơ thể tiếp xúc nhanh với lượng oxy thấp. Hội chứng này thường bắt đầu xảy ra ở độ cao trên 2.500m. Những triệu chứng AMS tương tự như biểu hiện của bệnh cảm lạnh, chính vì thế nên các trekker thường nhầm lẫn về căn bệnh này, khiến cho bệnh tiến triển xấu ảnh hưởng đến phổi và não.
Trong đó, chứng phù phổi do độ cao (HYPE) là sự tích tụ của chất lỏng trong phổi và biểu hiện bằng khó thở và ho nhiều. Chứng phù não độ do cao (HACE) được gây ra bởi sự tích tụ chất lỏng trong não, khiến nó sưng lên và đè lên hộp sọ, gây ra những cơn đau đầu dữ dội.
Cả HAPE và HACE đều khó điều trị hơn nhiều so với AMS. Đó là lý do tại sao việc xác định các triệu chứng đầu tiên của chứng say độ cao và học cách phòng ngừa là điều vô cùng quan trọng.
Khi bạn tăng độ cao, lượng không khí chứa ít phân tử oxy hơn và cơ thể phải làm việc nhiều hơn để bù đắp sự thiếu hụt này, dẫn đến các triệu chứng AMS. Thay đổi độ cao quá nhanh mà không dành thời gian để cơ thể thích nghi và uống rượu hoặc dùng các loại thuốc kích thích khác cũng làm tăng nguy cơ mắc AMS. Tuy nhiên, phần lớn những người khỏe mạnh dễ mắc bệnh hơn, vì họ có nhiều khả năng bỏ qua các triệu chứng và tiếp tục đi lên cao hơn.
Các triệu chứng say độ cao bắt đầu rất nhẹ, đây cũng là thời điểm tốt nhất để chữa trị và quay trở lại độ cao thấp hơn. Tuy nhiên, khi các triệu chứng kéo dài, chúng có xu hướng nặng hơn và các tác dụng phụ của AMS trở nên nghiêm trọng hơn. Dưới đây là danh sách các triệu chứng nhẹ phổ biến nhất:
Sau đây là một số triệu chứng nghiêm trọng phổ biến nhất của AMS. Nếu bạn hoặc đồng đội của bạn bắt đầu gặp các triệu chứng nghiêm trọng, hãy xuống núi ngay lập tức và đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
Đầu tiên là bạn cần nên đi khám sức khỏe tổng thể, để đảm bảo rằng bạn không có các bệnh tiềm ẩn khiến bạn dễ bị AMS hơn. Từ đây, bạn có thể lập kế hoạch để tăng độ cao một cách an toàn nhất có thể.
Bạn cũng có thể xin lời khuyên từ các bác sĩ kê đơn các loại thuốc giúp bạn có thể thích nghi độ cao tốt hơn. Tuy nhiên, đừng bao giờ tự dùng thuốc và luôn hỏi bác sĩ để được hướng dẫn chi tiết về cách thức và thời gian dùng thuốc trước khi khởi hành.
Sau khi đã hỏi ý kiến bác sĩ, bước tiếp theo để ngăn ngừa AMS là tăng dần độ cao khi đến từ mực nước biển, sau đó dành vài ngày ở độ cao 3.000 mét để bắt đầu quá trình thích nghi mới. Nếu bạn nhận thấy bất kỳ triệu chứng nhẹ nào của AMS, hãy nhớ dành thêm một chút thời gian để làm quen. Nếu những điều này không có tiến triển tốt hơn, tốt nhất là bạn nên quay trở lại vùng thấp.
Từ mốc 3.000 mét, tốt nhất là bạn nên đi chậm rãi và tăng độ cao lên từ từ. Nhiều hướng dẫn viên khuyên bạn nên đi theo nguyên tắc leo lên cao nhưng ngủ xuống thấp, không leo lên và ngủ ở độ cao hơn 500m mỗi ngày.
Cùng với việc thích nghi với điều kiện khí hậu, điều quan trọng là phải duy trì đủ nước vì mọi thứ mà cơ thể bạn làm ở độ cao đều cần nhiều nước hơn bình thường. Hãy nhớ rằng, nếu bạn cảm thấy khát, nghĩa là bạn đã bị mất nước.
Cuối cùng, hãy đảm bảo rằng bạn đang cảm thấy thoải mái trước khi bắt đầu chuyến đi trong ngày. Nếu bạn sang ngày mới với một cơn đau đầu hoặc bất kỳ triệu chứng AMS nào khác, có thể bạn đã mắc bệnh và không nên đi cao hơn nữa.
Chứng say độ cao luôn dễ điều trị hơn trong những giai đoạn đầu. Ở các dạng nhẹ, cách điều trị đơn giản nhất là hạ độ cao càng nhanh càng tốt. Khi ra khỏi vùng nguy hiểm, các triệu chứng sẽ tự hết.
Tuy nhiên, nếu các triệu chứng không rõ ràng, thì việc thở oxy bổ sung có thể là điều cần thiết. Điều này chỉ nên được thực hiện bởi hướng dẫn viên leo núi được chứng nhận hoặc người đã được đào tạo để sử dụng bình oxy bổ sung.
Ở những dạng nghiêm trọng hơn, những người bị AMS có thể cần phải được đưa đến bệnh viện và được các bác sĩ điều trị. Nếu thời tiết hoặc điều kiện không cho phép, có một số loại thuốc, bao gồm Dexamethasone và Acetazolamide, có thể được sử dụng, nhưng đây nên là biện pháp cuối cùng.
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.
Ngoài việc chuẩn bị những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi đi trại, thì một thực đơn cắm trại dinh dưỡng đủ đầy cũng đóng vai trò quyết định cho mỗi chuyến camping. Bỏ túi ngay 09 món ăn sau đây rất dễ chuẩn bị và chế biến khi camping.
Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.
Cắm trại tưởng dễ mà khó. Chọn địa điểm, thuê đơn vị tổ chức hay tự túc, chuẩn bị vật dụng như thế nào? Tất cả đều có trong Cẩm Nang Cắm trại của intoWild.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel