09 Điểm Cắm Trại Tại Ladakh Mà Bạn Không Thể Bỏ Qua
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114"Life is either a daring adventure or nothing"
Cung trek Everest Base Camp là một trong những chuyến đi nên thực hiện một lần trong đời. Chặng đường 120 km sẽ đưa bạn qua nhiều cảnh quan tuyệt đẹp và đa dạng bậc nhất dãy Himalaya. Đối với những chuyến đi dài ngày, khâu chuẩn bị là chìa khóa giúp bạn thành công. Về cơ bản, bạn sẽ đồng hành với chiếc balo của mình trong suốt 15 ngày trên độ cao hơn 4 nghìn mét.Thế nên, việc chuẩn bị Đồ Trekking Everest Base Camp để chuyến đi được thuận lợi luôn là điều ưu tiên hàng đầu của các trekker .
Vì vậy, bài viết này, intoWild sẽ liệt kê tất cả những gì bạn cần chuẩn bị. Danh sách này sẽ như một kim chỉ nam giúp cho bạn không phải đau đầu khi chuẩn bị đồ trekking Everest Base Camp nữa.
Điều kiện khí hậu ở vùng Nepal chưa bao giờ là đoán trước được. Nhiệt độ có thể thay đổi nhanh chóng. Vì thế, để có một chuyến thám hiểm hoàn hảo nhất, bạn nên cân nhắc xuất phát đến Nepal vào các tháng mùa xuân (tháng 4, tháng 5) hoặc mùa thu (tháng 10, tháng 11).
Nếu bạn quyết định đến thăm Everest vào mùa Xuân hoặc mùa Thu, nhiệt độ trung bình trong thời gian này vào buổi sáng có thể dao động trong khoảng từ 13°C đến 25°C. Nhưng khi mặt trời tắt nắng, nhiệt độ sẽ giảm xuống mức -5°C. Vào giữa mùa đông, nhiệt độ có thể xuống mức đóng băng thậm chí là xuống -12°C.
Bởi vì nhiệt độ, bạn sẽ cần những trang phục phù hợp để có thể trekking dài ngày. Sau đây là những gợi ý cho việc chuẩn bị đồ trekking Everest Base Camp:
Áo giữ nhiệt: Đây là lớp áo đầu tiên giúp thấm mồ hôi và tránh thoát nhiệt khi trek. Và nó còn giúp sưởi ấm cơ thể của bạn vào ban đêm. Lưu ý rằng, vì bạn sẽ mặc loại áo này hàng ngày, hãy nhớ mang theo khoảng 4-5 chiếc áo khác nhau để đề phòng. Một lưu ý khác, bạn nên sử dụng áo bằng len, tốt nhất là len merino thay vì bằng bông. Bởi vì loại áo này sẽ nhanh khô và thấm hút mồ hôi tốt.
Quần dài giữ nhiệt: Vào ban đêm trời khá lạnh, bạn có thể mặc quần dài giữ nhiệt cùng với quần trek để giữ ấm cho đôi chân của mình. Đối với nữ, quần legging là lựa chọn hoàn hảo vì bạn có thể mặc chúng khi trekking xuyên rừng.
2 – 3 chiếc quần trekking: Bạn nên chọn những loại quần dài thoáng khí, nhẹ và thoải mái để dễ dàng di chuyển. Ngoài ra, bạn cũng nên mang 2 đến 3 chiếc để đề phòng.
1 chiếc quần đi mưa: Thời tiết ở Nepal khá thất thường, đôi lúc bạn sẽ phải đi bộ dưới cơn mưa. Vậy nên, cách tốt nhất để giữ quần trekking của bạn được khô ráo là mặc thêm quần đi mưa. Bằng cách này, quần áo của bạn sẽ được khô ráo trong suốt chuyến đi.
1- 2 áo khoác nỉ: Đây là lớp áo thứ hai mà bạn có thể mặc trên áo giữ nhiệt. Lúc này, nó hoạt động như vật liệu cách nhiệt giúp duy trì thân nhiệt và giữ ấm cho bạn.
1 áo khoác ngoài chống thấm: Là lớp áo mặc bên ngoài chiếc áo nỉ lông cừu. Bên cạnh công dụng chống thấm nước, chiếc áo này bảo vệ cơ thể bạn khỏi mưa và gió mạnh. Đồng thời, nó cũng giúp bạn giữ ấm cho cơ thể.
1 chiếc áo khoác phao: Là món đồ cực kỳ quan trọng khi bạn nghỉ ngơi trong lều trên núi vào ban đêm. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng áo khoác này thay cho áo khoác bên ngoài để giữ ấm.
Giày trekking: Giày đi bộ hoặc boot đến mắt cá chân có độ bám tốt.
Sandals: Dùng khi dừng chân ở teahouse.
Mũ len, khăn quàng cổ, găng tay và tất len: Chênh lệch nhiệt độ làm cho cơ thể của bạn thoát nhiệt ra bên ngoài. Chất liệu tốt nhất để ngăn việc đó là len. Để giữ ấm cho các vị trí như đầu, tai, cổ, bàn tay và đôi chân, bạn nên mang theo một vài đôi tất len để mang bên ngoài khi đi bộ đường dài.
Khăn giữ ấm cổ trekking leo núi bằng vải đa năng (Buff): Nhằm ngăn chặn ho khi độ cao lớn khi phải di chuyển trong điều kiện thời tiết lạnh giá dài ngày, bạn sẽ cần đeo khăn giữ ấm đa năng để bảo vệ phổi khỏi khói bụi và khô mũi.
Đồ lót: Loại quần áo lót giữ nhiệt và áo lót thể thao (dành cho nữ) sẽ giữ ấm cho bạn đồng thời cho phép bạn thoải mái vận động.
Ba lô trekking 65L: Vì bạn sẽ đi bộ đường dài trong 15 ngày, bạn sẽ cần một ba lô lớn để mang theo mọi thứ bên mình. Một điều quan trọng là, ba lô phải có đủ không gian để chứa quần áo cũng như túi ngủ và các vật dụng cần thiết khác mà bạn có thể cần cho chuyến đi mạo hiểm trong nhiều ngày.
Balo dã ngoại 25L: Trong trường hợp thuê porter đi cùng, bạn có thể dùng balo có thích thước nhỏ hơn. Balo này dùng để mang theo những vật dụng cá nhân cần thiết, ví dụ như: chai nước, áo khoác và thanh thức ăn, v.v.
Bất kỳ cuộc phiêu lưu nào cũng tồn tại song song những rủi ro tiềm ẩn. Đặc biệt là cung đường khắc nghiệt như Everest Base Camp. Vì vậy, mua bảo hiểm du lịch là điều cần thiết khi thực hiện chặng đường mạo hiểm này.
Túi ngủ: Mặc dù các trạm ở Everest đều có sẵn lều hoặc thảm ngủ, nhưng bạn vẫn cần phải mang theo túi ngủ của riêng mình.Lưu ý rằng, hãy chọn loại túi ngủ mùa đông có lớp đệm để giữ ấm cho bạn vào ban đêm.
Thanh thức ăn: Kích thước nhỏ gọn lại vô cùng tiện lợi của thanh thức ăn sẽ giúp bạn bổ sung năng lượng trong quá trình di chuyển.
Túi đựng đồ cá nhân: Giúp cho bạn lấy ra đồ dùng cần thiết một cách nhanh chóng.
Khăn sợi nhỏ: Nhanh khô, nhẹ và không tốn diện tích trong balo của bạn.
Túi nước/chai nước: Việc bổ sung nước thường xuyên cho cơ thể trong khi trekking là một điều vô cùng cần thiết. Túi nước sẽ giúp bạn dễ dàng uống nước cả cả khi đang đi trên đường. Còn chai nước thì bạn phải dừng lại để lấy nó ra, khá bất tiện và tốn thời gian.
Đèn pha: Cung cấp ánh sáng khi bạn ở trong lều vào ban đêm.
Kem chống nắng: Có tác dụng phản xạ một số bức xạ tia cực tím của mặt trời giúp da bạn không bị cháy nắng.
Bộ sơ cứu: Thuốc hạ sốt, thuốc giảm đau, băng gạc, khăn lau khử trùng, dầu gió dạng sáp. Nếu bạn có thuốc cá nhân, hãy nhớ mang vì bạn sẽ phải trekking trên núi trong nhiều ngày.
Gậy trek: Hỗ trợ rất nhiều cho chân và đầu gối của bạn trong quá trình di chuyển.
Sạc dự phòng: Bạn phải trả phí để sạc các thiết bị điện tử của mình tại base camp dọc các cung đường. Họ sẽ tính phí theo từng thiết bị bạn sạc. Thế nên, hãy mang theo bên mình bộ sạc dự phòng để có thể dùng cho các thiết bị khác.
Bộ chuyển đổi Adapter đa năng: Tùy thuộc vào nơi bạn đến, bạn sẽ cần bộ chuyển đổi Adapter để sử dụng ổ điện ở Nepal. Một gợi ý nữa, hãy sử dụng đầu đổi Unidapt 61W – phù hợp với hầu hết các loại ổ điện.
Bạn có thể mua đồ dùng cần thiết ở Namche Bazar, nhưng giá khá cao.
Tiền: Đầu tiên, hãy rút đủ tiền mặt ở Kathmandu. Bởi vì trên dọc đường sẽ không có trạm để bạn có thể đổi, hoặc rút thêm tiền mặt. Ngoại trừ Namche Bazaar (phí quá đắt).
Ứng dụng Maps.me: Để sử dụng bản đồ trong lúc di chuyển trên núi cao mà không cần wifi, bạn cần tải ứng dụng Maps.me và bản đồ Nepal vào điện thoại. Ứng dụng có sẵn bản đồ hướng dẫn đường mòn và khá chính xác. Ứng dụng này có sẵn trên cả Android và iOS.
Không nên mang theo Diamox: Diamox là một loại thuốc chống say độ cao nhưng chỉ có tác dụng làm giảm các triệu chứng chứ không giúp bạn khỏi bệnh. Vì vậy, việc dùng Diamox có thể đánh lừa bạn nghĩ rằng bạn đã khỏe. Tuy nhiên thực tế thì không và điều đó có thể gây chết người.
Tóm lại, đây là danh sách những vật dụng cần thiết cho một chuyến đi thuận lợi. Chúc bạn một trải nghiệm trekking thật tuyệt vời!
Nếu bạn đang tìm kiếm một kỳ nghỉ giải trí pha lẫn một chút phiêu lưu khi trekking ở Ấn, thì cùng intoWild ghé qua 09 điểm cắm trại Ladakh tuyệt vời sau đây mà bạn nên thử một lần trong đời.
Hoạt động thám hiểm hang động đối với những người mới bắt đầu có thể đáng sợ nhưng đó là hoạt động hoàn hảo để xoa dịu tò mò của những đứa trẻ bên trong chúng ta.
Ngoài việc chuẩn bị những kỹ năng sinh tồn cơ bản khi đi trại, thì một thực đơn cắm trại dinh dưỡng đủ đầy cũng đóng vai trò quyết định cho mỗi chuyến camping. Bỏ túi ngay 09 món ăn sau đây rất dễ chuẩn bị và chế biến khi camping.
Xu hướng tạm rời xa thành phố, tìm về nơi vắng vẻ, camping qua đêm và trải nghiệm giữa thiên nhiên ngày càng được nhiều bạn trẻ lựa chọn. Trong bài viết này, intoWild sẽ tổng hợp 04 kỹ năng cần thiết mà bạn cần quan tâm khi camping.
Cắm trại tưởng dễ mà khó. Chọn địa điểm, thuê đơn vị tổ chức hay tự túc, chuẩn bị vật dụng như thế nào? Tất cả đều có trong Cẩm Nang Cắm trại của intoWild.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel