Ấn Tượng Với Đặc Sắc Nghệ Thuật Của Tây Tạng
Nghệ thuật của Tây Tạng bắt nguồn từ những bức tranh đá thời cổ đại và có sự phát triển vượt bật khi có sự
“Life is either a daring adventure or nothing.”
Ít có quốc gia nào lại sở hữu nhiều cung đường phượt xe máy với đa dạng địa hình từ đồng bằng đến đèo núi phức tạp như ở Việt Nam. Cánh cung phía Bắc không thiếu những hành trình đầy hấp dẫn, luôn cuốn hút biker tìm về và ghi dấu trên khắp các con đèo ngoạn mục. Anh em có thể tham khảo thêm TOP những cung đường phượt xe máy đẹp nhất miền Bắc để chọn chặng đường tiếp theo hoặc về vùng thiên nhiên hoang dã nhất cùng Hà Giang và Cao Bằng hay xem lịch trình của Wild Road – Hành Trình Rong Ruổi Chinh Phục Cung Đường Bụi Đông Bắc. Nhưng đừng quên bỏ túi ngay những chuẩn bị cần thiết trước khi bước vào địa hình hiểm trở như núi rừng Hà Giang, mọi người có thể xem thêm tại Những lưu ý khi phượt xe máy ở Hà Giang nhé.
Nếu những con đường phượt xuyên rừng vượt suối hay lượn đèo đã quá quen thuộc và anh em muốn được thử thách bản thân cùng chiến mã hơn, hãy thử cung đường phượt off-road nhiều thách thức và mạo hiểm gấp bội lần.
Off-road là những con đường mòn có địa hình phức tạp, gồ ghề, chông chênh. Có lúc sẽ nhiều cát, sỏi, đá hộc, đá dăm, cũng có lúc lại đầy sình lầy, bùn đất sét hay sông, suối. Địa hình hiểm trở như vậy chỉ thích hợp cho cuộc hành trình đầy tính phiêu lưu của những loại xe có động cơ mạnh mẽ, cứng cáp, khung gầm cao – hay gọi là adventure bike. Muốn di chuyển an toàn trên các cung đường này, biker phải có kinh nghiệm dày dặn và khả năng xử lý tính huống nhanh nhạy. Không chỉ là thú vui bộc phát hay đơn thuần là một môn thể thao mạo hiểm, phượt off-road đã trở thành một sở thích giúp nhiều biker thỏa mãn khát khao phiêu lưu.
Những cánh rừng già, đồi núi hiểm trở hay bản làng xa xôi đã dần trở thành thánh địa – nơi các tay lái offroad được thỏa mãn đam mê, vượt chướng ngại và chinh phục những cung đường chạy thẳng vào tim. Một trong số đó phải nhắc đến các hành trình phượt nhiều địa hình hiểm trở ở phía Bắc như Hà Nội – Mộc Châu – Bắc Yên – Tà Xùa, Hà Nội – Nghĩa Lộ – Mù Cang Chải, Hà Nội – Điện Biên Phủ – A Pa Chải, Hà Nội – Lào Cai – Hoàng Su Phì, Yên Minh – Lũng Cú – Đồng Văn – Mèo Vạc – Hà Giang. Nếu phía Bắc là bữa tiệc của địa hình đồi núi, rừng rậm xen kẽ các con đèo và đá chắn thì khu vực phía Nam với sông, suối, rừng rậm cùng những đồng cỏ hay bán sa mạc cũng không phần kém cạnh như: cung Đà Lạt – Daklak (dốc), cung Lagi (chạy cát, rừng cao su), cung Đức Trọng – Tà Năng – Phan Dũng (suối, dốc cao).
Và trên hết, để bắt đầu hành trình phượt off-road, các biker hãy tìm ngay cho mình một chiến mã cứng cáp để đồng hành trên các địa hình thử thách này.
Vài thập kỷ trước, các biker thường thích xe có tốc độ cao với bộ động cơ lên tới hơn 1,000cc, kiểu dáng hầm hố, đắt tiền. Nhưng có lẽ điều này đã không còn đúng ở thời điểm hiện tại. Ngày nay, phân khúc dòng xe Adventure Bike (AVB) đã và đang đa dạng hơn về kiểu dáng, mẫu mã, về cả mức giá lẫn dung tích động cơ.
AVB được xem là the next generation of bike – đánh dấu kỷ nguyên mới cho dòng xe PKL với thiết kế riêng cho những chuyến đi dài cùng nhiều dạng địa hình khác nhau. AVB không cứng nhắc như dòng Sport Bike, cũng không nhẹ nhàng như chiếc cào cào cổ anh em từng yêu thích. Thay vào đó, AVB sở hữu khung sườn cứng cáp, điểm cộng là sự đầm chắc, linh hoạt, vừa tải đồ, vừa tải người, dễ dàng di chuyển và chinh phục những chuyến du ngoạn phiêu lưu trên các cung đường “bất bại”. Vì vậy, AVB nhận được nhiều sự quan tâm, ưa chuộng bởi các tín đồ phượt xe máy và cả những tay lái biker đình đám tại Việt Nam. Cùng intoWild điểm qua một vài gương mặt nổi trội trong làng xe AVB hiện nay.
Triumph Tiger 900 Rally Pro
Với giá bán gần 500 triệu tại Việt Nam, Triumph Tiger 900 2020 là một trong những mẫu xe đa địa hình có giá bán khá tốt ở phiên bản cao cấp nhất là Rally Pro. Xe được trang bị nhiều công nghệ và gần như đủ các tính năng cho các chuyến đi vừa trên đường nhựa vừa phục vụ nhu cầu off-road khi cần thiết.
Honda CB500x
Là một mẫu xe AVB tầm trung, mức giá khoảng 200 triệu, Honda CBR500x đã góp phần đưa dòng xe AVB trở nên phổ biến tại Việt Nam. Dù không sở hữu quá nhiều công nghệ tối tân nhưng tập trung vào mục đích phục vụ di chuyển đường dài ở Việt Nam thì đây là một sự lựa chọn hoàn toàn xứng đáng với giá tiền của anh em.
Dù được xem là chiếc “mini adventure” phân khúc thấp của tầm trung với động cơ công suất 297cc, Kawasaki Versys lại được đánh giá cao vì khối lượng chỉ tầm 175kg, phù hợp với thể trạng người châu Á. Kawasaki Versys chắc chắn sẽ không làm anh em thất vọng khi sở hữu tính năng đa dụng, vừa đi phượt đường dài lẫn off-road nhẹ nhàng, giúp người lái định hình tư thế, thích hợp cho những chuyến đi dài hoặc địa hình gồ ghề.
Nếu anh em kỳ vọng về một phiên bản Adventure thân thiện với các tay lái mới, Suzuki V-Strom 650 chính là lý do “tân binh” nên trải nghiệm. Mức giá “không quá bốc” dao động từ 195 triệu, anh em sẽ có ngay người đồng hành với nhiều công nghệ tốt nhất.
Dần khẳng định chất lượng và uy tín của hãng ở phân khúc AVB trên thế giới, KTM 390 V-Strom 1000 ABS có công suất rất lớn và máy móc cũng bao gồm khả năng chống bụi loại tốt. Phù hợp với anh em đang kiếm một “em” tầm dưới 200 triệu.
BẢO HỘ NGƯỜI
BẢO HỘ XE
Adventure Bike luôn đỗ xe gài số 01, tắt máy, đừng về mo, chống trôi, giống như kéo phanh tay trên ô tô.
Học cách đứng lên gác chân khi chạy off-road sẽ làm hạ thấp trọng tâm của bạn. Bằng cách đứng lên, toàn bộ trọng lượng của bạn sẽ dồn xuống chân chứ không phải ở yên xe. Kẹp chân, gối của bạn vào bình xăng và giữ chân của bạn trùng xuống sẽ khiến các rung động từ mặt đường được hấp thụ hiệu quả. Tiếp theo là chỉnh tay côn, phanh lên xuống đến góc phù hợp sao cho khi đứng bóp côn, phanh nhẹ nhàng, không gập cổ tay. Điều khiển ga và côn hài hòa với nhau là kỹ thuật tối quan trọng khi đi off-road. Để dễ dàng làm điều đó – đặc biệt khi bạn thường xuyên phải lái xe với tư thế đứng trên gác chân, hãy điều chỉnh sao cho bạn có thể bóp côn chỉ bằng ngón giữa và ngón trỏ.
Chỉ nên dựng xe khi thật sự cần thiết. Đầu tiên, bạn tắt máy, gài số, chống trôi xe. Quặt tay lái sao cho mũi bánh xe trước cắm xuống đất, gương hậu ngửa lên trời. Nếu ở địa hình hơi dốc, kéo xoay xe trên mặt đất sao cho xe nằm ngang dốc, bánh xe về phía địa hình thấp hơn, yên xe và bình xăng ở nơi cao hơn, sẽ dễ dựng xe lên hơn. Luôn dựng xe khi đã giữ được lưng thẳng, tư thế như cõng bao gạo, đạp chân xuống đất đẩy dần xe đứng lên. Nếu xe đổ nghiêng về bên phải thì gạt chân chống hông bên trái ra ở tư thế sẵn sàng trước khi dựng xe lên. Nếu xe đổ nghiêng về bên trái thì khi dựng xe lên đến vị trí gần thẳng đứng mới bắt đầu lấy chân gạt chân chống bên ra để dựng xe.
Thường các biker khi đứng lái đều cần nhẹ nhàng từ tốn. Nếu đã phanh gấp hay tăng tốc nhanh có nghĩa là đường đã đẹp, có thể ngồi lái và không cần đứng nữa. Khi phanh, người đu về phía sau. Lúc tăng tốc người đu về phía trước. Ưu tiên dùng phanh sau, phanh trước phải rất mềm, chỉ dùng 01 – 02 ngón tay khi phanh. Khi đứng lái, chỉ nên tăng tốc vừa phải và nhớ tắt ABS đi.
Leo dốc nên lấy đà, không nên đi chậm hay tăng tốc đột ngột sẽ khó giữ thăng bằng và dễ trượt bánh. Người đổ dồn phía trước như khi tăng tốc trên đường bằng. Xuống dốc thì ngược lại, người dồn về phía sau, phanh sau nhiều hơn phanh trước, giữ tốc độ hãm xe vừa phải, đừng đi quá chậm. Nếu gặp nguy hiểm, cố quay xe ngang dốc và chủ động đổ xe, người dựa vào sườn dốc, giúp dừng xe, không bị lật. Cần lưu ý, khi lái off-road, lựa theo xe và địa hình, không do dự, không đổi ý, không cố hãm hay chuyển hướng xe gắt theo ý mình vì sợ hãi. Khi xuống dốc thì mượn dốc để lấy đà cho đoạn lên, chứ đừng xuống thì phanh lại rồi lúc lên lại rồ ga leo lên, rất dễ ngã.
Điều này trái ngược hoàn toàn so với khi bạn chạy trên đường bằng ở tốc độ cao. Khi ôm cua ở đường off-road, hãy giữ cơ thể của bạn thẳng đứng trên chiếc xe và đè chiếc xe xuống. Điều này giúp cho gai của lốp xe tiếp xúc hoàn toàn với đường và bạn dễ dàng kiểm soát trên những con đường trơn trượt. Hãy giảm tốc độ trước khi vào cua, sau đó tăng ga thoát cua.
Nếu đường đá dăm, không nên đi chậm quá, chạy nhanh chút sẽ giữ thăng bằng tốt hơn. Hạn chế dùng phanh, giữ khoảng cách với xe hay vật cản phía trước để khi cần có thể cho xe dừng lại từ từ. Nếu đường có đá cấp phổi to dần, đồng nghĩa bạn phải chạy chậm lại, giữ ga to và âm côn để khi cần có thể tăng lực vượt đá.
Cần quan sát kỹ, quyết định nhanh và dứt khoát để chọn lối đi cho xe. Gặp đường lầy đất sét dày đặc thì phải có lốp rãnh to, giữ tốc độ đều, không quá nhanh cũng không quá chậm, luôn to ga và điều côn ít để có lực đẩy vừa phải và hạn chế bùn bám vào bánh. Rất hạn chế dừng xe, sẽ mất đà và chết máy. Gặp đường bùn mỏng, mịn, dẻo, rất trơn thì phải đi rất chậm từng bước. Khi có dấu hiệu trượt là dừng xe ngay, chỉnh cân xe rồi từ từ đi tiếp.
Địa hình này đòi hỏi bạn phải hiểu rõ xe của mình. Nước nhỏ thì đi, nước lớn quá thì nghỉ. Bạn cần dùng gậy để dò độ nông sâu trước khi quyết định cho xe chạy qua. Chạy với số thấp, giữ ga liên tục để tránh bị tắt máy. Nếu bị tắt máy thì khi đem xe lên bờ, phải thay nhớt ngay để không bị hỏng máy.
Nghệ thuật của Tây Tạng bắt nguồn từ những bức tranh đá thời cổ đại và có sự phát triển vượt bật khi có sự
Tây Tạng có một lịch sử lâu đời cũng như một nền văn hóa độc đáo. Theo thời gian, các nền văn hóa và tôn
Nếu bạn đang có kế hoạch thám hiểm Sham Valley – Ladakh thì tiếp theo đây là tất cả mọi thứ bạn cần biết trước khi thực hiện chuyến đi này! Hãy cùng intoWild khám phá ngay.
Những ngôi nhà trong hang độc đáo cùng với nền lịch sử văn hóa Phật giáo lâu đời. Vì sao Upper Mustang được xem là vùng đất “bị lãng quên”? Cùng intoWild tìm hiểu ngay thôi!
Các phong tục và truyền thống của Tây Tạng gắn bó chặt chẽ với Phật giáo và địa hình độc đáo của Tây Tạng. Cùng
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel