cropped-intoWild-life-2-1.jpg
du-luon-hoang-su-phi

Những Điều Cần Biết Cho Lần Đầu Tiên Trải Nghiệm Dù Lượn Đôi

Đại Hưng

Đại Hưng

“The journey matters more than the destination.”

Dù đã có từ khá lâu trên thế giới nhưng đến năm 1994, dù lượn mới chính thức du nhập vào Việt Nam. Nhiều người chơi vẫn quan ngại về độ an toàn của bộ môn này, vậy hãy cùng intoWild tìm hiểu thêm về dù lượn đôi qua bài viết này nhé!

Paragliding (dù lượn) là môn thể thao hàng không giải trí đầy tính chuyên nghiệp và phiêu lưu. Dù đã có từ khá lâu trên thế giới nhưng đến năm 1994, dù lượn được 02 phi công người Pháp: Stephane và Didier chính thức du nhập vào Việt Nam tại Đà Lạt. Và câu lạc bộ dù lượn đầu tiên của người Việt được anh Phạm Duy Long thành lập năm 2001 với cái tên Vietwings. Từ đó, dù lượn ngày càng phát triển tại Việt Nam với nhiều câu lạc bộ khác như Mekong, Hà Nội Paragliding, Saigon Flying Club…

Dù lượn là hình thức bay tự do trong không khí, cất cánh bằng chân. Trong điều kiện lý tưởng, dù rơi với vận tốc 1 – 1.2m/s và có tốc độ tiến. Ngoài các kỹ năng bay và nguyên tắc bay, các phi công cũng cần có khả năng phân tích địa hình và thời tiết của ngành hàng không, ví dụ như khi nào nên bay hay không nên bay, khi nào nên tận dụng không khí để đưa dù lên cao… mới có thể bay lâu và an toàn.

Những ai muốn trải nghiệm cảm giác bay lượn trong không trung mà không cần phải học bay hay biết quá nhiều về dù lượn, có thể chọn cách bay đôi. Người tham gia sẽ được bay cùng phi công dày dặn kinh nghiệm. Nhiệm vụ của bạn là lắng nghe các thao tác quan trọng lúc cất cánh, đáp đất và tận hưởng, trải nghiệm khi đang chơi vơi giữa các tầng mây. Nếu bạn vẫn còn đang lo lắng cho lần đầu tiên trải nghiệm dù lượn tại Hoàng Su Phì thì bài viết này dành cho bạn!

Thiết bị an toàn khi bay dù lượn đôi

Để đảm bảo chuyến bay đôi diễn ra suôn sẻ và thành công nhất, việc đầu tiên cần quan tâm đó là các thiết bị an toàn khi bay.

  • Đai ngồi – harness là thiết bị để kết nối phi công với cánh dù và hỗ trợ phi công ngồi được thoải mái, dễ chịu trong suốt quá trình bay.
  • GPS dùng để ghi lại tracklog cũng như giúp phi công xác định được độ cao, tọa độ, không phận và đường bay khi bay đường dài. La bàn thường tích hợp sẵn trong GPS.
  • Vario – máy đo độ leo dùng để xác định và tìm được vùng có lực nâng trong không khí.
  • Máy đo độ cao, dùng để đo khí áp và cho biết đang ở độ cao bao nhiêu so với điểm đặt trước.
  • Máy đo tốc độ gió cho biết bạn đang bay trên không trung nhanh như thế nào.
  • Bộ đàm được dùng thường xuyên trong lúc bay dù lượn, để liên lạc với chỉ huy đoàn bay và nhóm phi công cùng đoàn. Nếu có phi công tập sự, thì bộ đàm dùng để hướng dẫn họ.
  • Mũ bảo hiểm, giày, găng tay.
  • Cánh dù được phi công lựa chọn phù hợp với kích cỡ của họ, đòi hỏi vòm dù nhẹ, khoang cánh rộng. Cánh dù rất quan trọng vì nếu quá bé, khi cất cánh và hạ cánh thì phải chạy nhanh hơn, nếu cánh dù quá to thì lại khó duy trì sự ổn định trong khi bay.

Trước khi chính thức bay, đoàn chuyên môn trong tổ bay sẽ kiểm tra toàn bộ các thiết bị an toàn cho phi công và người bay đôi, đảm bảo chắc chắn về độ an toàn mới được bay.

thiet-bi-du-luon
thiet-bi-du-luon

Những lưu ý về an toàn khi chơi dù lượn

Sau khi kiểm tra kỹ thiết bị trước khi cất cánh, các phi công đều sẽ cực kỳ lưu ý đến các vấn đề: hiểu rõ địa hình, thời tiết điểm bay và tiên lượng sức bay của chính mình đối với môn thể thao mang nhiều yếu tố phiêu lưu, mạo hiểm này.

 Yếu tố thời tiết

Một trong những kỹ năng quan trọng khi bay dù lượn là phải đánh giá được tình hình thời tiết. Tốc độ gió và thời tiết ảnh hưởng trực tiếp đến an toàn của người bay nên phải hết sức lưu ý. Thông thường, vòm dù được thiết kế có tốc độ cao nhất là 40km/h, nếu tốc độ gió chỉ 25km/h hay 30km/h, phi công sẽ ngừng bay và đợi đến khi thời tiết thuận lợi hơn. Với địa hình đồi núi, tốc độ gió còn ảnh hưởng gấp trăm ngàn lần đến an toàn khi bay với nhiều rủi ro cao. 

du-luon-mua-nuoc-do

Kiểm tra kỹ thiết bị trước khi cất cánh

Trước khi cất cánh, các phi công sẽ hướng dẫn chi tiết cho bạn đồng hành cần làm gì trước khi bay. Sau đó, phi công sẽ tiến hành đeo thiết bị và kiểm tra tất cả thiết bị một lượt để chắc chắn rằng những thiết bị ấy sẽ hỗ trợ tốt trong quá trình bay. 

 Biết mình biết ta

Mỗi phi công sẽ có trình độ riêng và chỉ có họ mới biết được khả năng mình đến đâu, đi được bao xa và thực hiện được những kỹ năng bay như thế nào. Nếu cảm thấy bạn đồng hành ổn định và muốn trải nghiệm thêm, phi công có thể thực hiện thêm một vài kỹ năng cao hơn như bay góc khó hoặc lộn vòng 360 độ. Trước khi thực hiện phi công đều sẽ hỏi qua bạn đồng hành, nếu cảm thấy sức mình ổn định thì hẳn đồng ý, còn không thì bạn có thể từ chối nhé!

 Bảo quản thiết bị

Với người bay dù lượn, thiết bị an toàn như cánh tay phải đắc lực để họ có thể thỏa mãn ước mơ bay lượn. Vì vậy, sau những chuyến bay, tổ bay đều sẽ kiểm tra thường xuyên để tính toán và giải quyết vấn đề hao mòn, tổn hại, chùng và giãn.

Trên tất cả, đó là quyết định từ bạn đồng hành. Một khi phi công dự báo và do dự về sự an toàn thì hãy nói không và dừng bay.  

Điều kiện về nhân viên, cơ sở vật chất, trang thiết bị trong trải nghiệm bay dù lượn Hoàng Su Phì

Dù lượn ngày càng phát triển mạnh mẽ với nhiều câu lạc bộ bay ra đời và các cơ sở tổ chức bay trải nghiệm được hình thành. Hiện nay, các điểm bay dù trải rộng khắp cả nước với nhiều địa hình bay khác nhau.

Đặc biệt, khu vực vùng núi phía Bắc với cảnh sắc thiên nhiên bạt ngàn, hùng vỹ, sở hữu view bay dù lượn đẹp luôn hấp dẫn những kẻ khát khao chinh phục bầu trời bằng môn thể thao mạo hiểm này. Và điểm đến Hoàng Su Phì với di sản ruộng bậc thang của quốc gia tại Hà Giang là nơi quy tụ nhiều đội bay chuyên nghiệp, được cấp phép đủ điều kiện an toàn khi bay.

 Cơ sở vật chất tập luyện, thi đấu và biểu diễn

  • Có khu vực xuất phát và khu vực đỗ đáp ứng các yêu cầu:
  • Độ cao chênh lệch giữa khu vực xuất phát cao hơn khu vực đỗ ít nhất là 70m.
  • Kích thước khu vực xuất phát: 15m ngang x 10m dọc.
  • Kích thước khu vực đỗ: 30m ngang x 30m dọc.
  • Điều kiện gió phù hợp để cất cánh: 0-5,5m/s cho dù lượn cấp độ thấp và 0-8,8m/s cho dù lượn cấp độ cao.
  • Có bảng nội quy, chỉ dẫn đặt ở những vị trí dễ nhận biết trong khu vực xuất phát và đỗ đáp:
  • Bảng nội quy quy định về giờ tập luyện, đối tượng tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; đối tượng không được tham gia tập luyện, thi đấu, biểu diễn; trang phục tập luyện, thi đấu, biểu diễn; biện pháp bảo đảm an toàn khi tập luyện, thi đấu, biểu diễn và các quy định khác;
  • Bảng chỉ dẫn quy định về bản đồ khu vực bay, giới hạn khu vực bay, các quy định về khu vực bay, số điện thoại của người có trách nhiệm quản lý bay, tần số bộ đàm và cách thức liên lạc khi cần.
  • Kế hoạch an toàn, tìm kiếm và cứu nạn:
  • Kế hoạch nêu rõ các biện pháp bảo đảm an toàn, tìm kiếm và cứu nạn trong vùng hoạt động bay thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở và phải thường xuyên kiểm tra và cập nhập kế hoạch bay;
  • Người tham gia hoạt động môn dù lượn phải được phổ biến và hướng dẫn kế hoạch để nắm rõ về cách thức liên lạc và trình tự các bước tìm kiếm, cứu nạn.
du-luon-hoang-su-phi

Trang thiết bị tập luyện, thi đấu và biểu diễn

  • Dù chính, dù phụ, đai ngồi, hệ thống dây an toàn, bộ đàm, mũ bảo hiểm, giày, thiết bị đo độ cao, định vị toàn cầu.
  • Phương tiện thông tin, liên lạc đảm bảo yêu cầu liên lạc thông suốt từ bộ phận điều hành đến quản lý khu vực, các vùng hoạt động dù lượn thuộc phạm vi trách nhiệm quản lý của cơ sở thể thao và các cơ quan quản lý có thẩm quyền.
  • Hình thức dù lượn phải đảm bảo phù hợp với phong tục tập quán, truyền thống văn hóa Việt Nam.

Tần suất bay và mật độ hướng dẫn

  • Khoảng thời gian cất cánh giữa các lượt bay tối thiểu là 90 giây.
  • Mật độ hướng dẫn tập luyện:
  • Mỗi người hướng dẫn tập luyện hướng dẫn phải bảo đảm: không quá 05 người trong 1 giờ học; bay kèm không quá 1 người/ 1 lượt bay.
  • Một người tập bay không quá 2 chuyến/ 1 ban bay.

Huấn luyện viên, hướng dẫn viên

  • Huấn luyện viên, hướng dẫn viên phải có trình độ chuyên môn được Tổng cục thể dục thể thao hoặc tổ chức xã hội nghề nghiệp về dù lượn cấp quốc gia công nhận.
  • Phải có giấy chứng nhận đủ sức khỏe còn hiệu lực do cơ quan y tế cấp huyện trở lên chứng nhận trước khi bay tối đa không quá 12 tháng.

Trải nghiệm bay dù lượn đôi ở Hoàng Su Phì

Sau khi đã xác định được điểm bay, chúng ta nên chọn thời gian thích hợp để có được những trải nghiệm chinh phục bầu trời đáng nhớ nhất. Các đội bay thường đến với Hoàng Su Phì vào mùa lúa chín trên những thửa ruộng bậc thang vào tháng 9 & tháng 10 hằng năm. Từ trên cao, bạn được phiêu du cùng gió và cánh dù, được bay và ngắm nhìn vẻ đẹp hùng vĩ nơi địa đầu đất nước từ trên cao. Bạn cũng có cơ hội tham gia tuần lễ “Qua những miền di sản ruộng bậc thang” với nhiều hoạt động quảng bá du lịch và văn hóa dân tộc ở Hà Giang.

Hoàng Su Phì mùa lúa sẽ gây ấn tượng mạnh với dãy Tây Côn Lĩnh ẩn mình trong sương, với Chiêu Lầu Thi chìm trong dải mây bồng bềnh, với những cánh rừng nguyên sinh xen kẽ những thửa ruộng bậc thang óng ánh men sườn núi. Tất cả đều thu vào tầm mắt, nơi bạn bơi giữa tầng mây, chạm trời cao để ngắm nhìn cảnh sắc mùa vàng.

Trải nghiệm bay dù lượn đôi ở Cao Bằng

Cao Bằng có rất nhiều cây Phong Hương hay còn gọi là cây Sau Sau – một loại cây có lá chuyển màu đỏ, tím khi đông sang, gần giống cây lá phong Canada. Điều này đã góp phần giúp chuyến bay đôi của bạn trở nên ấn tượng và độc lạ hơn hẳn: bay trên cả cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ, ngỡ trời Tây. Bay cùng bạn là một anh phi công dày dặn kinh nghiệm. Được sự giám sát, hướng dẫn kỹ lưỡng của một đơn vị tổ chức dù lượn chuyên nghiệp và có giấy phép duy nhất tại Việt Nam. Xét về độ an toàn thì không phải bàn.

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel