cropped-intoWild-life-2-1.jpg

Đạp Xe Cho Người Mới Bắt Đầu (Phần 1)

Tuấn Tú

Tuấn Tú

It feels good to be lost in the right direction

Trong chặng đường di chuyển của xe đạp, người chơi sẽ được khám phá nhiều điều mới mẻ hơn, thú vị hơn, đồng thời, rèn luyện một sức khỏe dẻo dai cùng tinh thần lạc quan nhất.

Gõ ra trên trang tìm kiếm chắc chắn bạn sẽ choáng váng bởi có rất nhiều dòng xe loại xe khác nhau như MTB, Roadbike, Touring , BMX , Fixed gear… thậm chí là có sự phân loại thành nhiều dòng nhỏ hơn. Sự đa dạng các loại mẫu mã, kiểu dáng lẫn một chợ trời thông tin về thông số kĩ thuật sẽ khiến bạn dễ bị phân tâm và khó đưa ra quyết định lựa chọn. Dưới đây, hãy cùng intoWild điểm qua các dòng xe đạp phổ biến cho người mới bắt đầu!

01. Xe đạp thành phố (City Bike, Hybrid Bike)

Ưu điểm: nhẹ, dễ dàng xử lý, có thể vượt qua các chặng đường gồ ghề song vẫn đạt được tốc độ cần thiết. Góc cổ hẹp, tuy tăng tốc kém hơn Road Bike nhưng lại dễ điều khiển và rẽ ngoặt. Tay lái thẳng giúp tạo thế ngồi thẳng hơn và có viền chắn bùn.

Khuyết điểm: mặc dù có thiết kế tương đối tối ưu, song xe đạp thành phố (Hybrid bike) không phải là lựa chọn thích hợp để leo núi hoặc chinh phục các địa hình khó khăn.

Phân loại: Xe đạp đường phố cũng có muôn hình vạn trạng, tha hồ để bạn lựa chọn phù hợp với sở thích của mình. Thông thường, Hybrid-City bike được chia là 3 loại chính là Cruiser bike, Commuter bike và Hybrid (lai giữa Road bike và MTB)

02. Xe đạp đua/ cuộc (Road bike)

Ưu điểm: có lợi thế về tốc độ khi chạy trên địa hình bằng phẳng.

Nhược điểm: xe đạp cuộc (Road Bike) bám đường rất kém, vì vậy khi đi dưới trời mưa rất dễ trơn trượt lại không có bộ phận chắn bùn. Lốp và vỏ xe khá mỏng nên dễ bị rách hoặc xì khi gặp chướng ngại vật. Bộ khung của Road bike được thiết kế thanh mảnh nên kém hiệu quả đi trên những đoạn đường xấu, gập ghềnh. Ngoài ra, giá dòng này cũng khá đắt. Giá bán xe đạp đua phụ thuộc nhiều vào trọng lượng của xe, trọng lượng càng nhẹ thì giá tiền càng đắt.

03. Xe đạp địa hình (Mountain Bike/MTB)

Ưu điểm: độ ma sát với mặt đường lớn nên chạy tốt trên các địa hình gồ ghề và dốc. Lốp xe dày nên hạn chế được việc xịt lốp giữa đường. Ghi đông thẳng nên người điều khiển có thể ngồi thẳng lưng, giảm mỏi hơn tư thế cong người của chiếc xe đạp cuộc Road Bike.

Nhược điểm: do trọng lượng dòng xe đạp leo núi này tương đối nặng, bánh to nên khi chạy trên đường bằng sẽ có tốc độ chậm và gây tốn sức cho người sử dụng. Người dùng thường phải lắp thêm viền chắn bùn (mud fenders) cho bánh trước và sau.

Lưu ý: Dòng xe đạp thể thao MTB lại được chia làm nhiều loại nhỏ hơn, thích hợp với từng đối tượng cũng như loại địa hình chuyên biệt, về cấu tạo có hai loại chính:

  • Full-suspension: Có đầy đủ giảm xóc trước và sau, di chuyển mượt mà nhưng khá nặng
  • Hard-tail: Chỉ trang bị duy nhất một giảm sóc ở phần đầu của xe, không phù hợp vượt qua địa hình có độ gồ ghề cao.

Các kiểu MTB thường thấy: Cross-Country bike hay XC bike (còn gọi là băng đồng), Trail, All-Mountain – Enduro bike, Free-ride bike, Downhill bike (đổ đèo).

04. Xe đạp thực dụng (Touring)

Ưu điểm: Xe được thiết kế hệ thống gác ba ga sau và khung sườn chắc chắn nên có thể mang theo nhiều đồ thích hợp cho các chuyến đi phượt xa hay di chuyển bằng xe đạp trên đường dài.khoảng cách tâm của 2 bánh trước/sau lớn giúp cho thế ngồi thoải mái và khoảng cách từ pedal đến túi đồ ở baga sau không bị vướng chân khi đạp; có cấu tạo giúp người đi không tốn sức, thiết kế nhiều vị trí để lắp thêm phụ kiện.

Khuyết điểm: kiểu dáng cổ điển, không bắt mắt.

05. Xe đạp biểu diễn (BMX bike)

Từ BMX là từ viết tắt của Bicycle Moto Cross. Thuật ngữ này bắt nguồn từ những năm 1970 khi những đứa trẻ bắt đầu đua xe đạp trên đường đất ở miền nam California, Mỹ. Nguồn gốc của việc đua xe tập trung vào ba khía cạnh chính là nhảy, tốc độ và phong cách sử dụng xe.

Những nguyên tắc cơ bản này nhanh chóng được đón nhận và từ từ thổi bùng lên thành một môn thể thao theo đúng nghĩa. Môn thể thao này có hai thể loại riêng biệt – racing và freestyle. Với racing, tay đua có thể đua trên mọi địa hình phức tạp, nguy hiểm như cát, gỗ, núi,…trong khi Freestyle thiên về tính chất biểu diễn tự do với các mánh khóe và cách xử lý xe đạp thay vì đua xe thông thường.

Ưu điểm: Xe được thiết kế khá nhỏ gọn và phù hợp với mục đích biểu diễn.

Khuyết điểm: Chỉ dành cho người chơi chuyên sâu có kỹ năng và kiến thức trình diễn xe

06. Xe đạp gấp (Folding bike)

Ưu điểm: Với thiết kế nhỏ gọn đúng nghĩa với cái tên xe đạp gấp kích thước tối đa sau khi gập gọn là khoảng 85- 90cm, các bộ phận có thể gập lại đó là Cổ xe, Yên xe hạ xuống thấp nhất với ống lồng. Thân xe có thể gập đôi lại và mở ra được định vị bằng khóa chốt an toàn. Với thiết kế này bạn sẽ tiết kiệm được diện tích để xe trong nhà, để trong ô tô hay đi xe bus.

Khuyết điểm: Xe đạp gấp thiết kế bánh xe nhỏ nên khi di chuyển không có lợi thế về tốc độ so với các mẫu xe đạp thể thao khác.

07. Xe đạp không phanh (Fixed Gear)

Ưu điểm: Xe được thiết kế và trang trí nhiều màu sắc khá bắt mắt nên đạp xe ra đường khá nổi bật phù hợp với các bạn trẻ cá tính và phong cách.

Khuyết điểm: Xe không hỗ trợ phanh tay nên khi di chuyển khá khó khăn cho người mới sử dụng chưa quen với tính năng phanh đạp lùi hay khi xuống dốc.

Trên đây là một số các dòng xe phổ biến hiện tại cho người mới bắt đầu có thể phân loại. Phần tiếp theo, chúng ta sẽ đi sâu hơn vào những lưu ý khi chọn lựa cho bản thân loại xe phù hợp nhất.

Nguồn: Tổng Hợp.

Chia sẻ bài viết:

Có thể bạn quan tâm

Bài viết tương tự

You cannot copy content of this page

Email is not Boring!

Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.

intoWild-Logo-02.png

Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.

Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel