Bucket-List Địa Điểm Cắm Trại Gần Hà Nội Cho Campers Miền Bắc
Hà Nội đâu chỉ là phố cổ dập dìu với những điểm check-in sống ảo quen thuộc, qua góc nhìn của các tay phượt bụi, còn rất nhiều điểm cắm trại gần Hà Nội sở hữu những chiếc view cực chất.
“Life is either a daring adventure or nothing.”
Nếu nói về hành trình phượt, người ta nghe nhiều về cung Tây Bắc chứ ít ai có hình dung rõ ràng về cung đường phượt Đông Bắc. Cũng vì lẽ đó mà chặng đường rong ruổi chinh phục cung bụi Đông Bắc thường phù hợp với những tay mê khám phá hành trình mới lạ với nhiều hoạt động xuyên suốt đan xen nhau mà không biết mệt mỏi như: trải nghiệm bay dù lượn, ngắm ruộng bậc thang bao la mướt mắt, thử thách tay lái xuyên đèo và cung đường dọc biên viễn độc bản, trải nghiệm chèo SUP len lỏi khám phá dòng sông hùng vĩ và chinh phục con thác hùng vĩ nhất hành tinh. Đó cũng là chuyến Wild Road có một không hai của tôi cùng team phượt xe máy rong ruổi Đông Bắc.
Điểm đến của đoàn trong hành trình này là hai tỉnh Hà Giang và Cao Bằng – nơi được cho là đã từng có thời kì chống dịch tốt nhất nhì tại nước ta. Dù tình hình giãn cách được nới lỏng, du lịch đã được mở cửa nhưng không vì vậy mà bạn quên đi các vấn đề sức khỏe. Hãy chuẩn bị thật kỹ cho bản thân trước khi đi:
Wild Road là một hành trình khép kín và đảm bảo sự an toàn ở cấp độ cao. Ngoài phượt theo team nhỏ lẻ, Wild Road còn chọn điểm đến là các vùng đất hoang sơ và ít người lui tới. Nhờ vậy, cả team sẽ an tâm hơn vì tránh tiếp xúc hoặc tụ tập nơi đông người.
NGÀY 1
Tối đó khoảng 4h00, cả team đánh một giấc trên chuyến xe đi Mèo Vạc. Khoảng 6h sáng, tôi đến Pả Vi – một trong những làng văn hóa du lịch nổi tiếng của Mèo Vạc. Món phở nóng giữa tiết trời se lạnh khiến đầu óc tôi tỉnh táo hơn rất nhiều. Sau bữa sáng no nê, team nhận xe, chia theo từng nhóm nhỏ để dễ quan sát và di chuyển. Cung đường “đề pa” đầu tiên chính là vượt đèo Mã Pì Lèng.
Mã Pì Lèng có tổng chiều dài 20km và nằm trên con đường Hạnh Phúc đầy kiêu hãnh của mảnh đất Hà Giang. Con đèo uốn lượn quanh co, gai góc bậc nhất Đông Bắc, thuộc tứ đại đỉnh đèo hùng quan kỳ vĩ nhất nước ta. Hầu như chân phượt Đông Bắc nào cũng đều mong cầu được một lần chinh phục ngọn đèo uy dũng này. Bởi thế mà nó được ví von: “Bất đáo Pì Lèng phi phượt thủ” – chưa đến đèo Mã Pì Lèng chưa phải là phượt thủ bậc thầy.
Theo chân Wildbuddy, team tiếp tục khám phá hai điểm sống ảo nổi tiếng không thể bỏ qua: Vách Lưỡi Quỷ và Vách Đá Trắng. Đi theo con đường nhỏ vào 5km, bạn sẽ mục sở thị Vách Lưỡi Quỷ gai góc và đường lên nhấp nhô. Dừng chân làm vài tấm để đời nhưng hãy nhớ phải rất cẩn thận. Rồi men ruộng ngô tầm 3km nữa thì tới đường vào Vách Đá Trắng. Vách Đá Trắng còn được người H’Mông gọi là Gầu Cá Dính, là con đường mà ngày xưa Vua Mèo Hà Giang thường xuyên qua lại và dừng chân nghỉ ngơi. Điểm ấn tượng với tôi khi đứng tại nơi đây là cảm giác như được che chở bởi vách đá linh thiêng của người H’Mông và quan sát được phía bên kia của dòng sông Nho Quế.
Sông Nho Quế bắt nguồn từ vùng núi Nghiễm Sơn, tỉnh Vân Nam, Trung Quốc, chảy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam và đi qua nhiều hẻm vực núi non hiểm trở. Có hai con đường để xuống được Nho Quế: một là, trekking vài km đến bến đò; và hai là, thử thách tay lái lụa với đoạn offroad để đời. Từ điểm dừng chân trên quốc lộ 4C nhìn xuống, tôi đã thấy cung đường ngoằn ngoèo với hàng chục khúc cua hiện ra đầy hiểm trở. Từng kinh qua kha khá dốc đèo độc đạo từ Tây Bắc sang Đông Bắc nhưng 16km ở độ cao 1.500m xuống mép sông Nho Quế quả thực là thách thức lớn với tôi. Nhiều khúc cua có độ dốc rất lớn, lại gắt và gấp, các tay lái xe máy phải về số 01, số 02 và xử lý chân phanh, tay phanh liên tục. Cung đường ấn tượng chẳng kém gì 99 khúc cua lên Thiên Môn Sơn (Trung Quốc) nhưng độ nguy hiểm tôi nghĩ còn hơn nhiều. Với những đoạn đường như thế này rất cần một chiếc xe máy chất lượng cao về phanh xe, về thắng, về số. May thay, Wildbuddy của team đã chọn dàn xe cực chuẩn.
Đến được bờ Nho Quế, team bắt đầu nhận SUP rồi chèo xuôi dòng sông. Ở đây có nhiều hình thức thưởng ngoạn, ngoài chèo SUP, bạn cũng có thể chọn Kayak nếu đi cùng đồng bọn hoặc thuê hẳn một con thuyền và lướt sóng dạo quanh. Đoạn sông chảy qua hẻm Tu Sản – hẻm vực cao nhất Đông Nam Á, được xem là kỳ vĩ và ấn tượng nhất. Với hai dãy núi đá vôi sừng sững, dốc đứng tầm 80 độ tạo thành hình chữ V khổng lồ, san sát nhau, hẻm Tu Sản tạo cảm giác dễ nuốt chửng bất kỳ ai bên dưới. Thuyền SUP lênh đênh giữa hẻm Tu Sản, giữa không khí mát lạnh bao trùm mọi nơi – thật sự rất khoan khoái và dễ chịu.
Kết thúc ngày đầu rong ruổi, team tôi quay về Pả Vi nghỉ ngơi, không quên thưởng thức đặc sản của người H’Mông bên chén rượu ngô thứ thiệt vùng Đông Bắc.
NGÀY 2
Ngày thứ hai, team tôi bắt đầu hành trình chạy dọc con đường biên viễn để đến với vùng đất Cao Bằng. Thật khó để định hình nó trên bản đồ vì chỉ có người bản địa mới biết chính xác vị trí của con đường độc đáo này. Cao Bằng đón tôi bằng viewpoint cực đỉnh đầu tiên – đèo Mẻ Pia. Con đèo dài 2,5km với 14 tầng quanh co và khúc cua khấp khuỷu. Vừa tới chân đèo, team tấp vào một cửa hàng cạnh đó để gửi xe. Sau đó, chúng tôi theo chân Wildbuddy trekking nhẹ chừng 30 phút và đặt chân đến điểm ngắm toàn cảnh Mẻ Pia. Từ trên cao, bạn có thể chiêm ngưỡng trọn vẹn một trong những tuyến đường hiểm trở nhất nhì Đông Bắc – Mẻ Pia hùng vỹ. Tạm chia tay cung đèo ngoạn mục, tôi tiếp tục di chuyển thêm 90km nữa đế đến Bãi Tình. Tối nay, chúng tôi sẽ hạ trại tại đây.
Nằm ở xã Thanh Long, Bãi Tình là cái tên do người bản địa tự đặt và cách thị trấn Thông Nông chừng 13km. Nơi đây tựa như một thảo nguyên rộng bao la, nhiều mảng cỏ xanh mướt trải dài, không khí trong lành, cực kỳ thoáng đãng lại vắng người. Đúng là nơi lý tưởng để cả nhóm cắm trại, BBQ và ngủ đêm. Nếu bạn chịu khó thức đến giữa đêm, có thể tha hồ ngắm màn sương giăng phủ, lạnh và ma mị không kém.
NGÀY 3
Sau ngày thứ hai thong dong, ngày thứ ba là một trong những trải nghiệm được mong chờ nhất hành trình. Đầu tiên là bay dù đôi trên không trung. Tôi đã từng tham gia mùa vàng ở Mù Cang Chải. Mùa lúa vàng rơi độ tháng 9 – tháng 10 còn ngắm mùa nước đổ dát bạc thì tầm tháng 05 nhưng điểm bay lần này lại là một cung đường khá mới: cánh rừng lá đỏ Cao Bằng.
Cao Bằng có rất nhiều cây Phong Hương hay còn gọi là cây Sau Sau – một loại cây có lá chuyển màu đỏ, tím khi đông sang, gần giống cây lá phong Canada. Điều này đã góp phần giúp chuyến bay đôi của tôi trở nên ấn tượng và độc lạ hơn hẳn: bay trên cả cảnh sắc thiên nhiên rực rỡ, ngỡ trời Tây. Bay cùng tôi là một anh phi công dày dặn kinh nghiệm. Được sự giám sát, hướng dẫn kỹ lưỡng của một đơn vị tổ chức dù lượn chuyên nghiệp và có giấy phép duy nhất tại Việt Nam. Xét về độ an toàn thì không phải bàn.
Kết thúc phi vụ bay dù, team lại leo lên chiến mã rồi thẳng tiến đến làng đá Khuổi Ky, thuộc huyện Trùng Khánh. Đặc sản của Khuổi Ky là nhà sàn gỗ xây bằng đá của đồng bào dân tộc Tày. Đây cũng là biểu tượng văn hóa vật chất mang nhiều giá trị tinh thần, thể hiện kiến trúc độc đáo và ẩn chứa bên trong những phong tục tập quán truyền thống được hun đúc qua nhiều thế hệ. Đến đây, ngoài tận hưởng không gian yên bình cùng người đồng bào hồn hậu, bạn còn nghe được rất nhiều huyền tích về thời nhà Mạc cổ, phần nào hiểu thêm về Khuổi Ky.
Chặng đường giao thoa giữa Hà Giang và Cao Bằng cũng giúp tôi cảm nhận sâu sắc về sự khác biệt của cung phượt Đông Bắc, giữa một bên là địa hình núi đá tai mèo xám ngoét Hà Giang và chuỗi đan xen đèo, núi, hồ an tĩnh của Cao Bằng. Đặc biệt là khi rẽ vào Núi Mắt Thần. Theo lời Wildbuddy kể: vì gần đỉnh núi có một cái lỗ tròn xuyên thấu, khi nhìn từ xa, chiếc lỗ tròn trên đỉnh khiến người ta liên tưởng đến con mắt từ trên cao, tựa như mắt của Thần nên ngọn núi này có tên là núi Mắt Thần. Còn bà con người Tày bản địa thì gọi nó là Phja Piót, có nghĩa là núi Thủng. Theo các nhà địa chất học, “Mắt Thần” chính xác là một cái hang thủng hình tròn đường kính hơn 50m, nằm ở độ cao khoảng 50m so với mặt hồ Thang Hen. Dù ở tên gọi nào, núi Mắt Thần vẫn sừng sững đứng vững từ xưa tới nay như một biểu tượng độc nhất vô nhị của nước ta.
Vẻ đẹp tự nhiên vốn có của núi Mắt Thần được giữ vẹn nguyên quanh năm. Vào mùa mưa, dưới chân núi là nước hồ Thang Hen xanh rì. Đến mùa khô, tầm tháng 09, tháng 10, hồ nước huyền thoại bị rút cạn trong vài giờ, trở thành bãi bình nguyên rộng lớn và xanh mướt, chạy dài bất tận, rất đẹp mắt.
Rời núi Mắt Thần, xe băng băng qua QL3 và dừng chân tại đèo Mã Phục. Nằm ở ranh giới giữa huyện Trà Lĩnh và Hòa An, với chiều dài 3,5km, cao tầm 700m so với mực nước biển, Mã Phục là con đèo đẹp nhất Cao Bằng và nằm trong nhóm những cung đường hiểm trở nhất Việt Nam. Ít ai biết, đèo Mã Phục quanh co 03 tầng dốc cua tay áo hiểm trở lại là di sản địa chất độc đáo của Công viên địa chất toàn cầu Non nước Cao Bằng được UNESCO công nhận. Lần đi này, tôi không may mắn được thăm chợ phiên định kỳ nơi đỉnh đèo. Nếu bạn đi vào các ngày mùng 03, 08, 13, 18, 23, 28 hàng tháng sẽ có dịp được trải nghiệm những nét đặc sắc của chợ phiên và thưởng thức đặc sản của người Tày, Nùng, Dao… Phượt Đông Bắc trên nhiều cung đèo và đi đường dài cần chất lượng xe máy phải cao và cực tốt, đủ để đẩy trải nghiệm vi vu lên mức tuyệt đối an toàn. Vậy mà, chiến mã của tôi vẫn còn rất khỏe.
Điểm đến cuối cùng trong ngày thứ ba là hồ Bản Viết như tranh cùng trải nghiệm tận mắt vẻ đẹp cuốn hút xuất thần của rừng cây lá đỏ đỉnh nhất Đông Bắc. Thoạt nhìn, Bản Viết chỉ là một hồ nước ngọt nhân tạo bình thường nhưng hệ sinh thái trong lòng hồ lại đa dạng và rực rỡ không kém. Đặc biệt nhất là vào mùa Phong Hương chuyển màu, cả rừng cây thay áo mới – vàng, đỏ, tím thay nhau phủ rộng khắp sườn núi, quanh hồ.
Rời Bản Viết, team về lại làng đá trăm tuổi Khuổi Ky. Đêm đó, chúng tôi kéo nhau ra thác Bản Giốc và hướng ánh nhìn về phần thác bên lãnh thổ Trung Quốc. Dưới ánh đèn nhiều màu, Bản Giốc lung linh về đêm trong lễ hội ánh sáng rực rỡ. Chẳng khác nào là một kỳ quan thực thụ!
NGÀY 4
Để không bỏ lỡ ngày cuối hành trình, từ sáng sớm, chúng tôi đã chèo thuyền SUP, dạo quanh sông Quây Sơn. Quây Sơn không còn xa lạ với những ai từng biết đến Cao Bằng. Và chắc chắn Quây Sơn cũng sẽ khiến bạn trầm trồ khi tận mục sở thị. Ấn tượng nhất của tôi về Quây Sơn là nước sông có màu xanh ngọc bích quanh năm cùng nhiều đoạn uốn lượn trải dài qua nhiều khu vực. Cách tốt nhất để tận hưởng trọn vẹn vẻ đẹp của dòng Quây Sơn chính là thả SUP khám phá. Đến những đoạn hơi nước phủ kín mặt sông, tôi có cảm giác như đang rẽ sương, chèo đi trong nắng sớm. Nếu bạn là tay chèo mới khởi tập thì hãy cẩn trọng ở những ghềnh nước xiết. Còn nếu bạn đã thuộc hàng lão luyện thì mời bạn vững tay chèo và thử sức.
Đã đến Cao Bằng, ghé Quây Sơn thì không thể thiếu thác Bản Giốc huyền thoại. Là một trong những con thác đẹp nhất hành tinh – do tạp chí lừng danh Travel and Leisure bình chọn, thác Bản Giốc gồm rất nhiều thác nước lớn nhỏ trải rộng cả trăm mét cùng chảy qua biên giới Việt – Trung. Từ xa, tôi đã nghe âm thanh của dòng nước lớn đổ không ngừng qua nhiều tầng xuống hồ nước. Thay vì đi thuyền và ngắm thác từ bên dưới, team Wild Road của chúng tôi đã chuyển hướng. Từ thác Bản Giốc, đi thêm 500m nữa, chúng tôi đến được chùa Phật Tích Trúc Lâm – ngôi chùa đầu tiên nơi biên cương Tổ quốc.
Sau đó, theo chân anh Wildbuddy cùng leo lên con đường sau lưng chùa, cao 30m và thưởng ngoạn Bản Giốc view 360 độ. Vì ngôi chùa tựa lưng vào núi Phia Nhằn nên có thể nhìn ngắm toàn cảnh thác Bản Giốc hùng vĩ, núi non điệp trùng từ trên cao. View lạ nên cảm giác cũng theo đó rất lạ.
Trên đường về lại Cao Bằng, team có ghé thăm làng nghề văn hóa lò rèn và làng hương Pia Thắp. Pia Thắp chỉ có tầm 50 mái nhà, làm nông quanh năm kết hợp cùng nghề làm hương truyền thống. Đó là lý do vì sao khi đến Pia Thắp, bạn sẽ thấy bất kỳ chỗ nào: từ hiên nhà, sân, bờ tường cho đến các con đường và góc ruộng đều được bày kín các ống hương. Đặc biệt hơn, có góc sống ảo khá xịn với cánh đồng hoa hướng dương vàng, góc nào cũng ra những bộ ảnh đẹp để đời.
Sau hành trình Wild Road, tôi cực mê các cung đèo Đông Bắc. Vẫn còn có Cao Bắc Lạng chưa lượn lờ khám phá, vẫn còn có cung phượt Đông Bắc đẹp như mơ, lắm chông gai và nhiều cách trở. Nhưng hứa hẹn một ngày không xa, sẽ lại tiếp tục quay về, đi sâu hơn, xa hơn và trải nghiệm nhiều hơn.
Hà Nội đâu chỉ là phố cổ dập dìu với những điểm check-in sống ảo quen thuộc, qua góc nhìn của các tay phượt bụi, còn rất nhiều điểm cắm trại gần Hà Nội sở hữu những chiếc view cực chất.
Sau thời gian giãn cách, hoạt động cắm trại đang trở thành xu thế “hot search” và được hội mê xê dịch ưu tiên hàng đầu. Cùng intoWild điểm danh 07 địa điểm cực hot gần Sài Gòn và dễ di chuyển nhé.
Sau nhiều tháng giãn cách, chưa bao giờ con người ta lại mong mỏi được kết nối cùng thiên nhiên đến thế. CampsiteInTheWild sẽ đưa bạn đến với hành trình cắm trại giữa hoang dã kết hợp các hoạt động adventure thú vị.
Đi cắm trại đâu chỉ có mỗi lều và lửa trại là xong, nếu muốn tiện nghi và đẩy trải nghiệm lên cao nhất cũng phải có những bước chuẩn bị và checklist cần thiết trước khi đi đó! Bỏ túi bài viết này là bạn hoàn toàn có thể tự tổ chức chuyến camping thú vị cùng nhóm bạn và gia đình rồi 😉
Cùng intoWild bỏ túi ngay 07 trải nghiệm tìm về thiên nhiên rất lý tưởng cho những ngày cuối tuần cùng đồng bọn vi vu nào.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel