Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel
“Adventure is worthwhile in itself.”
Thuận lợi về mặt địa hình với đồi núi hiểm trở cùng cánh rừng thường xanh ngàn năm tuổi, miền Bắc Việt Nam nức tiếng với những ngọn núi sừng sững luôn nằm trong danh sách các đỉnh phải chinh phục trong suốt hành trình trải nghiệm và khám phá của các đôi chân cuồng trek. Và trong khi các tinh thần trẻ còn mải mê trek cung về độ cao thì “nhà chinh phục thực thụ” lại lên đường và tự thách thức bản thân bằng những cung trek thiên về độ khó.
Xét về cung trek khó nhất sẽ còn rất nhiều yếu tố khác góp phần quan trọng để định hình, như độ dốc của núi, độ đa dạng địa hình, nét độc đáo của cảnh sắc thiên nhiên, độ hoang sơ và ít người tìm đến hay yếu tố khắc nghiệt của khí hậu khu vực. Cùng intoWild khám phá top 5 cung núi khó nhất mà các nhà chinh phục không thể bỏ qua nhé.
Độ cao: 3083m, xếp thứ 2 Việt Nam.
Độ khó: nhóm 1.
Tổng quan:
Nhắc đến Pusilung là nhắc đến nóc nhà của miền biên viễn giữa Việt Nam và Trung Quốc và cũng là cung đường huyền thoại trekking hàng đầu Việt Nam. Với độ cao 3083m so với mực nước biển, Pusilung ở Lai Châu là đỉnh núi cao thứ 2, sau Fansipan. Đường leo không quá khó hay hiểm trở nhưng hành trình chinh phục dài tưởng không có hồi kết và khắc nghiệt vô vàn khi bào sức mọi đôi chân trek “lành nghề”. Bên cạnh đó, áp lực về mặt thời gian trong 4 ngày 3 đêm, sức mạnh và sức chịu đựng trên cung trek khiến nhiều nhà thám hiểm phải “dè chừng” trước khi đi. Nếu tính độ dài cung trek cả lượt đi và lượt về thì tổng chặng lên tới 66km:
Độ cao: 2881m, xếp thứ 12 Việt Nam.
Độ khó: nhóm 2.
Nằm trên địa phận bản Thào A, xã Hố Mít, huyện Tân Uyên, tỉnh Lai Châu, Nam Kang Ho Tao – đỉnh núi khá xa lạ và đầy bí hiểm nhất nhì cung Tây Bắc. Ở độ cao 2881m, Nam Kang Ho Tao thuộc phía nam Vườn quốc gia Hoàng Liên chỉ ở vị trí 12/15 top các ngọn núi cao nhất Việt Nam nhưng xét về độ khó, Nam Kang Ho Tao nhảy vọt đứng ở vị trí số 2 chỉ sau Pusilung. Đặc biệt, hội nghiện trekking Tây Bắc còn điểm mặt chỉ tên Nam Kang Ho Tao là cung trek hành xác nhất và gian nan nhất mà họ đã trải qua. Vì sao? Vùng núi hoang sơ với địa hình vô cùng phức tạp, hành trình chinh phục đỉnh Nam Kang đòi hỏi các nhà thám hiểm rất cao về mặt thể lực, sự kiên trì, sức chịu đựng bền bỉ, một cái đầu lạnh bên cạnh trái tim quả cảm nói không với “chùn bước”. Với hơn 11km đường offroad cực kỳ khó, 9 tiếng leo đến điểm hạ trại, tiếp 9 tiếng lên đỉnh, rồi 9 tiếng quay về, cuối cùng là 7 tiếng về đến điểm xuất phát. Đã dấn thân vào Nam Kang Ho Tao bạn không có đường lùi. Hoặc là đến đỉnh hoặc đừng đi.
Độ cao: 2967m, xếp thứ 8 Việt Nam.
Độ khó: nhóm 3.
Là ngọn núi nằm trên đường biên giới Việt – Trung, Pờ Ma Lung còn có tên gọi khác là Phai Mu Leng hay Bạch Mộc Lương trên bản đồ quân sự nước ta. Ở độ cao 2967m so với mực nước biển, Pờ Ma Lung là đỉnh núi cao thứ 8 Việt Nam, nằm trên xã Bản Lang, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu, nhưng lại là quãng đường dài hơn 35km và chênh cao hơn 2000m, nên đây cũng là cung trek có độ khó đáng nể, khá thách thức các nhà đam mê leo núi. Được ví như “vườn địa đàng bị lãng quên”, Pờ Ma Lung không chỉ sở hữu những khu rừng thường xanh rậm rạp với vẻ đẹp hoang sơ, nơi đây còn có hệ thống thác nước hùng vĩ, tán phong cuối mùa nhuộm đỏ vạt rừng, những con suối đá lớn bậc nhất Tây Bắc cùng thác Rồng 3 tầng độc đáo và Mỏm Quạ huyền bí đầy ấn tượng.
Độ cao: 3049m, xếp thứ 3 Việt Nam.
Độ khó: nhóm 4.
Đỉnh núi Putaleng còn có tên gọi tiếng H’Mông là Pú Tả Lèng, tọa lạc tại địa phận xã Tả Lèng, huyện Tam Đường, tỉnh Lai Châu. Putaleng sở hữu độ cao 3049m so với mực nước biển, xếp thứ 3 sau Fansipan và Pusilung về độ cao nhưng vẻ đẹp vẹn nguyên của những cánh rừng thường xanh đúng nghĩa thì chẳng ngọn núi nào bằng. Putaleng mang trong mình nét hùng vĩ, hoang sơ của núi rừng Tây Bắc, cộng hưởng cùng những gốc đỗ quyên cổ thụ rừng nở rộ trên nền xanh rêu và địa y rất đặc trưng, luôn là cung đường trekking vô cùng gian nan, muôn ngàn vất vả. Dốc nối dốc, đèo nối đèo sẵn sàng vắt kiệt bạn bất cứ lúc nào. Đó cũng là sức hút bất tận đối với các nhà chinh phục để được đặt chân lên đỉnh núi sừng sững này.
Độ cao: 3046m, xếp thứ 4 Việt Nam.
Độ khó: nhóm 5.
Nằm ở độ cao 3046m so với mực nước biển tại xã Sàng Ma Sáo, huyện Bát Xát, Lào Cai, Kỳ Quan San hay còn được gọi là Bạch Mộc Lương Tử dù chỉ lọt top 4/10 đỉnh cao nhất Việt Nam nhưng lại luôn thuộc top must-go ở phía Bắc, độ khó của ngọn núi này lại có khả năng kích thích bất kỳ bước chân của kẻ ham mê khám phá và chinh phục các cung trek khó.
Đường đi lên Kỳ Quan San vượt qua nhiều ruộng ngô, bãi chăn trâu của người Mông bản địa. Con đường đất càng trở nên trơn trượt hơn khi tiết trời đầy sương và không đủ nắng ráo. Phải đến đoạn từ núi Muối tới đỉnh Kỳ Quan San và chạm đỉnh mới thực sự gọi là gian nan. Chẳng còn gì ngoài leo dọc sống núi đá đầy cheo leo và hiểm trở, chẳng đi thẳng nữa chỉ biết cố gắng sốc lại tinh thần và cần mẫn vượt qua dốc đá, xuyên cánh rừng già, bò trườn trên những tảng đá rêu phong để cán đích. Độ khó của cung đường trekking Kỳ Quan San xếp thứ 5 không có nghĩa là nó “dễ”. Vì ngọn núi có nhiều đèo dốc cao, sình lầy và cả suối nên việc di chuyển cực khó khăn. Dốc liên tục cũng là nguyên nhân khiến phượt thủ dễ đuối sức. Cho nên, nếu bạn là tay mơ đi trek, hãy chọn đỉnh núi có độ khó thấp hơn để thử sức trước nhé.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel