Top 7 Trải Nghiệm Thiên Nhiên Cuối Tuần Gần Sài Gòn
Cùng intoWild bỏ túi ngay 07 trải nghiệm tìm về thiên nhiên rất lý tưởng cho những ngày cuối tuần cùng đồng bọn vi vu nào.
“The journey matters more than the destination.”
Bạn sẽ làm gì nếu như bị lạc giữa rừng? Việc cảm thấy hốt hoảng và lo lắng về nơi trú ngụ vào ban đêm hay tìm kiếm nguồn thức ăn có thể sẽ là suy nghĩ đầu tiên của các Nhà thám hiểm. Tuy nhiên, để thoát khỏi những sự cố không đáng mong đợi, bạn cần nhiều hơn thế!
Một trong những kỹ năng sống còn cho các nhà thám hiểm khi bị lạc chính là cách phát tín hiệu cầu cứu. Bạn sẽ muốn đem theo mình một vài thiết bị cần thiết như gương hoặc điện thoại satelite thay vì chỉ phụ thuộc vào điện thoại di động thông thường. Hay đơn giản hơn, bạn cần hiểu rõ cách đốt lửa và bắt tín hiệu từ đội cứu hộ từ trên cao.
Hãy cùng intoWild điểm qua 7 “tips” đơn giản nhưng hiệu quả để bạn có thể cứu chính mình khi bị lạc ở những nơi hoang dã như rừng, núi, hay ngoài đảo!
Các máy bay cứu hộ và phi hành đoàn luôn được đào tạo bài bản để đảm bảo việc phát hiện tín hiệu cầu cứu từ lửa hay khói. Bởi vậy, nếu chỉ được đem theo một thứ để đến nơi thiên nhiên hoang vắng, hãy đảm bảo bạn biết tạo ra lửa và khói!
Bạn có thể sử dụng tín hiệu khói và lửa vào bất cứ lúc nào. Hãy lưu ý, một đám cháy nhỏ như lửa trại sẽ không thể gây sự chú ý cho đoàn cứu hộ cách bạn rất xa. Số lượng đám cháy tối thiểu bạn nên tạo ra là 3. Đầu tiên, hãy tìm một bãi đất trống. Bạn cần tạo ra ba đám cháy ở ba góc của một hình tam giác cách nhau khoảng 30m – đây là tín hiệu cầu cứu toàn cầu. Nhân viên cứu hộ sẽ lập tức nhận biết ý nghĩa của chúng và đến hỗ trợ bạn. Bạn cũng có thể đốt 3 ngọn lửa cách nhau 30m trên một đường thẳng trong trường hợp bạn có người đồng hành. Hãy nhớ rằng bạn gửi càng nhiều tín hiệu thì khả năng đội cứu hộ tìm thấy bạn càng cao.
Một lưu ý bạn không nên bỏ lỡ, các đám cháy sẽ khó nhận biết hơn vào ban ngày, đặc biệt là những ngày trời nắng gắt. Nhưng đừng vội thất vọng, một đám khói lớn vẫn sẽ có hiệu quả trong trường hợp này. Hãy nhớ rằng, bạn vẫn nên áp dụng quy tắc 3 điểm cho cả khi bạn sử dụng khói như tín hiệu. 3 đám khói dày đặc tạo thành một hình tam giác sẽ giúp bạn thu hút sự chú ý nhanh chóng hơn.
Một nhược điểm bạn nên quan tâm đến khi sử dụng cách tạo tín hiệu này: Bạn có thể gặp nhiều khó khăn hơn để “nổi lửa” hay tạo ra nhiều khói cầu cứu trong những ngày trời gió, ẩm ướt hay nhiều mưa. Nếu bạn không may bị lạc những ngày thời tiết không ủng hộ lắm, bạn có thể tìm thêm một số tips giải thoát bản thân bên dưới.
Một chiếc gương sẽ mang lại hiệu quả tương đương với một đám cháy mặc dù nó hơi lỗi thời một tí. Tuy nhiên, bạn sẽ cần có kỹ năng nhất định khi sử dụng kỹ thuật để tạo tín hiệu cầu cứu đấy. Bạn cần phải hiểu rõ định lý phản xạ tia sangs hay thậm chí luyện tập một chút để đảm bảo tín hiệu của bạn có thể được truyền đến mắt của đội cứu hộ.
Bạn có thể dùng bất kỳ loại vật dụng có thể phản xạ ánh sáng nào, nhưng cũng có những chiếc gương được thiết kế đặc biệt để phản xạ ánh sáng nhiều nhất có thể tạo tín hiệu dễ nhận biết. Những chiếc kính này được trang bị bộ ngắm giúp bạn dễ dàng chọn mục tiêu khúc xạ.
Để nhắm vào một điểm, chỉ cần đặt kính cứu hộ ngay dưới tầm mắt của bạn. Đưa tay còn lại ra phía trước. Điều chỉnh vị trí gương sao cho tia sáng được khúc xạ đến đầu ngón tay của bạn. Đây là cách bạn điều hướng tia sáng khúc xạ với đầu ngón tay là điểm ngắm.
Bằng phương pháp này, bạn có thể thu hút sự chú ý của máy bay cứu hộ bằng cách điều chỉnh tia sáng đến vị trí họ có thể nhìn tìm thấy bạn. Hãy đẩy gương tới lui, lên xuống để thu hút nhiều sự chú ý nhất có thể. Phi công có thể để ý thấy tin hiệu này và lần theo nó đến vị trí của bạn.
Nếu như không mang theo gương, bạn có thể ứng biến với đĩa CD, khóa thắt lưng, hoặc đồng hồ đeo tay để gửi tín hiệu ánh sáng.
Bạn có thể hét lên để cầu cứu nếu vị trí của bạn gần khu vực dân cư hoặc đường quốc lộ. Tuy nhiên, tầm vang của âm thanh chỉ giới hạn trong phạm vi nhất định. Ngoài ra, cổ họng bạn chỉ có thể chịu được việc hoạt động trong thời gian ngắn. Đây là thời điểm bạn nhận ra mình cần chuẩn bị một chiếc còi hiệu bên người.
Tương tự như lửa hiệu, hãy cố thổi còi 3 lần với những khoảng nghỉ bằng nhau. Tuy không có quy định về thời gian ngắt quãng cụ thể, bạn có thể thổi còi 30s một lần. Mỗi đợt thổi nên kéo dài tầm 5s. Đợi một lúc rồi thổi còi 3 lần. Những nhân viên cứu hộ lân cận sẽ hiểu đây là tín hiệu cầu cứu.
Miễn phí tải về và bỏ túi các hướng dẫn cắm trại, chọn ngay địa điểm yêu thích cho hành trình cuối tuần này mọi người nhé!
3 tín hiệu được liệt kê phía trên chắc hẳn có thể giúp bạn tình thế lạc lối trong rừng. Nhưng bạn còn có thể biết nhiều hơn thế. Một cách tạo tín hiệu khác – tạo tín hiệu từ mặt đất sẽ cực kỳ hữu dụng khi bạn bị kẹt trên hoang đảo hoặc rừng sâu bởi các đội cứu hộ thường đến bằng đường hàng không.
Nếu dùng lửa, khói hay gương, các nhà thám hiểm buộc bạn phải chủ động canh chừng bầu trời. Còn tạo tín hiệu từ mặt đất ngược lại là một phương pháp bị động nhưng hiệu quả. Có một mẹo hay đó là bạn hãy tìm một nơi thoáng đãng trong rừng. Thu thập bất cứ thứ gì bạn có thể từ những tảng đá lớn, cành cây và thậm chí cả quần áo để tạo ký tự tin nhắn trên mặt đất.
Tin nhắn được tạo trên mặt đất phải có màu khác với môi trường xung quanh để dễ tìm thấy từ trên cao. Các khúc gỗ và đá sẫm màu sẽ tạo ra độ tương phản với môi trường để có thể nhìn được trên không. Mỗi tin nhắn phải rộng một thước và cao vài mét.
Các thông điệp như “HELP”/”CỨU” hoặc “SOS” được xem là tiêu chuẩn quốc tế khi yêu cầu trợ giúp trong vùng hoang dã. Chữ “X” là một ký tự báo hiệu bạn đang cần trợ giúp y tế. Ngược lại, chữ “V” có nghĩa là bạn đang yêu cầu giúp đỡ. Bạn cũng có thể dùng nó để tạo một mũi tên lớn để chỉ về hướng trú ngụ của bạn.
Sử dụng điện thoại để kêu cứu không phải là ý tưởng thông minh bởi chúng có thể sẽ hết pin hoặc nằm ngoài vùng phủ sóng. Đây là lúc điện thoại vệ tinh vào cuộc. Không giống như điện thoại thông thường sẽ phụ thuộc vào các tháp phát sóng, thú đôi lúc sẽ mất kết nối, điện thoại vệ tinh sẽ trực tiếp nối máy thông qua tín hiệu từ vệ tinh.
Trong trường bạn không đủ khả năng chi trả cho một chiếc điện thoại vệ tinh, bạn có thể sử dụng máy phát cá nhân thay thế. Một ví dụ điển hình về máy phát định vị cá nhân là Đài chỉ báo vị trí khẩn cấp (EPIR)
Chức năng của nó là gửi tín hiệu thông qua một máy phát GPS đến các hệ thống vệ tinh tìm kiếm và cứu hộ toàn cầu với vị trí chính xác của bạn trong trường hợp khẩn cấp. Nếu bạn có ý định sử dụng thiết bị này, đảm bảo rằng dung lượng pin của nó đủ “trâu” để không làm bạn thất vọng.
Một phương pháp cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng đó chính là sử dụng các điểm đánh dấu trên mặt đất. Nếu như bạn đã thử hết các cách ra tín hiệu kể trên nhưng vẫn chưa có sự trợ giúp nào đến với bạn thì có thể những đội cứu hộ đang tìm kiếm bạn khắp khu rừng. Vì vậy, hãy để lại một cột mốc đánh dấu để dẫn họ đến vị trí của bạn.
Các cột mốc đóng vai trò cực kỳ quan trong đặc biệt là khi bạn buộc phải thay đổi vị trí của mình trong khi chờ đội cứu hộ đến. Cột mốc này có thể là bất cứ thứ gì. Chúng có thể là những thứ đơn giản như mảnh vải trên thân cây đến những mũi tên chỉ đến hướng trú ẩn của bạn. Bạn cũng có thể viết một thông điệp ngắn trên miếng băng dính dán trên cây.
Không ai có thể dự đoán trước được những tình huống bất ngờ. Để tránh những việc không mong muốn, bạn cần phải thành thục những mẹo sinh tồn này và biết khi nào nên dùng phương pháp nào. Tất cả những phương pháp được đề cập ở trên đều rất quan trọng. Bất kỳ phương pháp nào được nói ở trên đều có thể sử dụng như một tín hiệu tốt.
Vậy thì – “NẾU CHỈ ĐƯỢC ĐEM MỘT THỨ ĐẾN THIÊN NHIÊN HOANG DÃ, CÁC NHÀ THÁM HIỂM SẼ ĐEM THEO GÌ?”
(*) Lượt dịch từ bài viết: 7 Simple but Effective Tips on How to Signal for Help in the Wilderness.
Cùng intoWild bỏ túi ngay 07 trải nghiệm tìm về thiên nhiên rất lý tưởng cho những ngày cuối tuần cùng đồng bọn vi vu nào.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Bản mềm của hướng dẫn đang được gửi đến email bạn đăng ký. Hãy kiểm tra email và bao gồm trong hộp thư rác. Để xem ngay, bạn có thể chọn vào đường dẫn bên dưới.
intoWild và các tác giả rất vui vì bạn đã quan tâm đến Báo cáo này.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel