#WildCation – Review Hành Trình Chinh Phục Đà Lạt Hoang Dã
Trái ngược với một Đà Lạt được mệnh danh xứ sở lãng mạn. Vẫn còn một Đà Lạt khác lạ, đầy dữ dội và thách thức sự can đảm đang chờ bạn đến khám phá.
wordpress-seo
domain was triggered too early. This is usually an indicator for some code in the plugin or theme running too early. Translations should be loaded at the init
action or later. Please see Debugging in WordPress for more information. (This message was added in version 6.7.0.) in /var/www/html/wp-includes/functions.php on line 6114People don't take trips, trips take people.
Ngày 21 tháng 09 năm 2020, Ang Rita qua đời ở tuổi 72, tại thủ đô Kathmandu, Nepal sau nhiều năm có vấn đề về sức khỏe. Ông sinh ra tại Yillajung, một ngôi làng nhỏ gần Thame thuộc khu vực dãy núi Himalayas tại Nepal. Lần cuối cùng Ang Rita đặt chân lên đỉnh Everest vào năm 1996, sau 12 năm làm Sherpa và dẫn dắt các đoàn thám hiểm chinh phục đỉnh núi này. Và cho tới tận hôm nay, ông đang là người đầu tiên và duy nhất trên Thế giới chinh phục đỉnh Everest 10 lần mà không sử dụng bình oxy.
Với những thành tích đặc biệt của mình, Ang Rita được cộng đồng Sherpa và các nhà leo núi đặt cho biệt danh là “Báo Tuyết”. Và đúng như tên gọi, Ang Rita trầm lặng, quyết liệt và mạnh mẽ như những chú báo tuyết Himalaya. Ông trở thành porter năm 15 tuổi và sớm được nhiều người biết đến vì những kỹ năng của mình cũng như rất nhanh nhẹn, lanh lợi và bền bỉ trong các chuyến chinh phục. Sau 15 năm làm porter, ông trở thành một Sherpa thật thụ, chuyên hướng dẫn và hỗ trợ các nhóm leo núi khám phá những đỉnh núi tuyệt đẹp và hùng vĩ trong dãy Himalayas, quê nhà của Ang Rita.
Ngày 29 tháng 5 năm 1953, khi Edmund Hillary người New Zealand và Tenzing Norgay, một Sherpa người Nepal, đánh dấu lần đầu tiên con người chinh phục đỉnh Everest với bình oxy, tất cả mọi người đều tin rằng đây là giới hạn thể lực, bắt buộc các nhà leo núi phải sử dụng oxy khi muốn đặt chân lên Everest.
Chúng ta thường hít thở không khí với tỉ lệ oxy chiếm 21% khi ở độ cao ngang mực nước biển. Lên cao trên 4000m, tỉ lệ oxy trong không khí chỉ còn 12,5%. Đỉnh Everest cao 8,848m, mức độ oxy lúc này giảm mạnh xuống chỉ còn 6,9%. Trong thực tế, khi vượt qua độ cao trên 8000m, oxy trong không khí trở nên quá mỏng đối với cơ thể con người, hay còn được gọi là “death zone”. Tại đây, cơ thể chúng ta gần như không thể thực hiện những chức năng cơ bản.
Điều đó giải thích lý do tại sau tất cả các nhà leo núi đều cần trang bị bình oxy nếu muốn chinh phục đỉnh Everest. Từ năm 1953, có hơn 4000 người chinh phục thành công Everest nhưng chỉ có duy nhất 208 người làm được điều này mà không cần bình oxy. Reinhold Messner chính là người đầu tiên trên Thế giới đặt chân lên đỉnh Everest mà không cần bình oxy vào năm 1978.
Thuộc nhóm nhà leo núi “tinh anh” của thế giới khi không cần sử dụng bình oxy, Ang Rita trở thành một người xuất chúng khi ông lặp đi lặp lại điều này rất nhiều lần.
Lần đầu tiên Ang Rita chinh phục một đỉnh núi trên 8000m là khi đi cùng một nhóm các nhà thám hiểm người Bỉ lên đỉnh Dhaulagiri (8,167m), phía tây Nepal, vào năm 1982. Với những kỹ năng leo núi cũng như uy tín của mình, ông được đoàn thám hiểm này tin tưởng giao cho cơ hội tuyệt vời, trở thành người dẫn đường khi họ muốn chinh phục đỉnh Everest.
Và từ đó, Ang Rita đã tận dụng cơ hội rèn luyện, không ngừng nỗ lực trở thành một người dẫn đường nổi bật tại đây. Ông trở thành Sherpa đầu tiên chinh phục đỉnh Everest vào mùa đông mà không có bình oxy hỗ trợ, cũng như trở thành người đầu tiên và duy nhất trên Thế giới chinh phục đỉnh Everest 10 lần mà không sử dụng bình oxy. Một huyền thoại “Báo Tuyết” ra đời!
Những thành tích của Ang Rita đưa tên tuổi của ông đi cùng những “tinh anh” khác của người Sherpa, những trái tim can đảm, đại diện sự chinh phục và nổi tiếng khắp nơi Thế giới. Trong đó, có thể kể đến như Tenzing Norgay, Sherpa đầu tiên đặt chân lên đỉnh Everest; hay Kami Rita, người đang nắm giữ kỷ lục chinh phục đỉnh Everest nhiều nhất thế giới (24 lần).
Ang Rita kết thúc sự nghiệp của mình vào năm 1996 khi sức khỏe của ông bắt đầu trở nên yếu đi, cũng như chứng kiến một trong những thảm họa kinh hoàng nhất của Everest khi có 8 nhà leo núi chết trong một trong một cơn bão tuyết.
Dù là Sherpa nổi tiếng với những thành tích hiển hách nhưng Ang Rita gặp nhiều vấn đề trong tài chính cá nhân khi về cuối đời. Ông nhận được rất ít sự hỗ trợ từ chính phủ Nepal và phụ thuộc hoàn toàn vào thu nhập của Hiệp hội leo núi Nepal, nơi ông được đề cử làm Giám đốc danh dự.
Như những người Sherpa khác, Ang Rita thực sự gặp nhiều vấn đề sau khi không còn làm việc. Theo như chia sẻ của Kami Rita: “Anh ấy là sự tự hào của đất nước. Nhưng chính quyến Nepal chả biết gì về các vấn đề của Ang Rita. Đã có rất nhiều người Sherpa hy sinh vì đất nước nhưng những cống hiến của họ hiếm khi được ghi nhận.”
Những khó khăn của Ang Rita cũng phản ứng một thực tế phũ phàng cho cộng đồng người Sherpa tại Nepal. Họ là những người góp phần không nhỏ vào thương hiệu quốc gia Nepal, đóng góp cho sự an toàn của các đoàn thám hiểm Everest nhưng chưa bao giờ được công nhận một cách xứng đáng
Sherpa là bộ tộc thiểu số người Nepal đến từ phía đông, họ sống gần khu vực núi tuyết nên có khả năng thích nghi rất cao với sự khắc nghiệt tại đây. Người Sherpa có sức khỏe rất tốt, các nghiên cứu cho thấy họ có thể dễ dàng làm việc trong điều kiện không khí loãng trong một thời gian dài hơn người bình thường. Ngày nay, từ “Sherpa” thường được sử dụng để nói về những người dẫn dắt các đoàn leo núi hoặc các nhóm người chinh phục, thám hiểm tại dãy Himalayas mà không cần phân biệt bộ tộc khác nhau.
Hiện nay, các doanh nghiệp tổ chức leo núi, chinh phục đỉnh Everest thường thu phí của các nhà leo núi khoảng 30,000 – 130,000 USD/người bao gồm tất cả chi phí từ giấy phép cho đến các dụng cụ hỗ trợ. Nhưng thực tế những người Sherpa lại có mức thu nhập rất thấp, trong khi họ là những người gặp nhiều nguy hiểm nhất và điều kiện làm việc ở độ cao khắc nghiệt.
Năm 2014, một trận lở tuyết đã xảy ra tại Everest khiến 16 người Sherpa qua đời khi đang đang trên đường đặt chân lên đỉnh. Đây được xem là khoảng thời gian đen tối nhất trong lịch sử Everest. Mỗi gia đình của những Sherpa tử nạn đã nhận được số tiền đền bù là 400 USD. Số tiền này chưa bằng một phần tư thu nhập của một hướng dẫn mới ra nghề kiếm được trong mỗi mùa leo núi. Một bằng chứng rõ nét cho sự bất công mà những người Sherpa nhận được từ chính phủ Nepal hay các doanh nghiệp tại đây. Nếu không có các Sherpa, hoạt động du lịch ở Nepal sẽ không thể diễn ra, cũng như chính phủ không thể kiếm được thu nhập từ hoạt động du lịch mạo hiểm này.
Tuy nhiên, dưới sự ảnh hưởng lan rộng của các Sherpa và chỉ trích cộng đồng du lịch mạo hiểm, người leo núi, Chính phủ Nepal đã đưa ra các hỗ trợ và bảo hiểm y tế đặc biệt dành cho những Sherpa đang làm việc trên Everest. Ngoài ra, với những thành tựu vượt trội và sự ưu tú của những người như Ang Rita đã góp phần cho sự nổi tiếng của “Sherpa” trên toàn Thế giới. Điều này đã tạo áp lực rất nhiều lên chính phủ và các doanh nghiệp tổ chức du lịch mạo hiểm phải đối xử công bằng, xứng đáng hơn cho những hy sinh nỗ lực của các Sherpa.
(*) Lượt dịch từ bài viết: Remembering the “Snow Leopard”, Everest record holder Ang Rita Sherpa
Trái ngược với một Đà Lạt được mệnh danh xứ sở lãng mạn. Vẫn còn một Đà Lạt khác lạ, đầy dữ dội và thách thức sự can đảm đang chờ bạn đến khám phá.
intoWild Life – Seeking Vitality into the Wildlife
You cannot copy content of this page
Javascript not detected. Javascript required for this site to function. Please enable it in your browser settings and refresh this page.
Đăng ký nhận những nội dung mới nhất về du lịch từ intoWild-Life mỗi thứ 6 hàng tuần. Những câu chuyện mới nhất, xu hướng mới và điều thú vị nhất về du lịch sẽ được gửi trực tiếp đến email của bạn. Bạn có thể “ngừng theo dõi” bất cứ lúc nào.
Cảm ơn bạn đã đăng ký. intoWild sẽ cập nhật những nội dung mới nhất vào mỗi thứ 6 hàng tuần. Hãy giữ liên lạc và giờ bạn có thể tiếp tục trải nghiệm các nội dung khác trên blog.
Hoặc tìm kiếm các trải nghiệm mạo hiểm tại www.intoWild.travel